Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thuế hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 62)

b. Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa

1.3.2.Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thuế hộ kinh doanh

Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước để phục vụ quốc gia, lợi ích công cộng, vì vậy cần có một bộ luật riêng quy định về việc quản lý thuế nhằm điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình chấp hành thực hiện nghĩa vụ các sắc thuế và khoản thu ngân sách nhà nước do cơ quan thuế, cơ quan hải quan quản lý; điều chỉnh tất cả các chủ thể có nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác quản lý thuế (người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan). Để vừa bảo hộ được sản xuất trong nước, vừa chủ động thực hiện chính sách mở cửa để thu hút đầu tư, tự do hóa thương mại, thực hiện lộ trình cam kết về thuế với các nước ASEAN, EU, Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế khác. Một mặt, đàm phán và ký Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với 42 nước, tạo cơ sở cho các nhà đầu tư nước ngoài, người nước ngoài đến Việt nam kinh doanh sinh sống không bị đánh thuế trùng lắp, mặt khác chúng ta đã rút được bài học các nước để xây dựng một hành lang pháp luật thuế khá đồng bộ và đầy đủ, đó là:

Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 đã tạo hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế chuyển từ thụ động trong việc xác định nghĩa vụ thuế và nộp thuế sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp. Đây chính là bài học kinh nghiệm cho Việt nam chuyển đổi sang cơ chế mới, cơ chế tự khai – tự nộp. Cơ chế này đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủđộng xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình. Thời gian gần đây nhất đã sửa đổi nhiều điều khoản trong luật này. So với các nước trong khu vực, quy trình và quy định về quản lý thuế của Việt Nam cũng đã có những tiến bộ nhất định. Trong lần sửa đổi mới đây, luật đã được bổ sung thêm các quy định về cơ chế quản lý rủi ro, giúp cơ quan thuế nâng cao hiệu quả quản lý thuế, đồng thời có thể khoanh vùng kiểm tra phát hiện các biểu hiện trốn thuế, chưa tuân thủ thuế. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế cũng được nêu rõ trong luật và các văn bản hướng dẫn, giúp người nộp thuế hiểu rõ hơn nghĩa vụ phải tuân thủ, theo đó sẽ có quyền tương ứng khi có những xử lý chưa rõ ràng từ phía cơ quan thuế. Việc tăng mức phạt thuế trong Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã thể hiện quyết tâm, đồng thời tạo cơ chế răn đe đối với người nộp thuế nói chung, cũng như các đối tượng có thể thực hiện các hành vi được coi là trốn thuế.[31].

Luật quản lý thuế tác động làm thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thống mang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và quản lý rủi ro.

Luật quản lý thuếđã tạo ra khung pháp lý chung để thực thi tất cả các luật, pháp lệnh về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu. Sự ra đời của Luật quản lý thuế khắc phục được tình trạng chia cắt tách biệt về phương thức quản lý giữa các loại thuế. Từ đó tạo nền tảng cho việc áp dụng một cơ chế quản lý thuế tiên tiến, hiện đại theo hướng tự tính, tự khai, tự nộp thuế.

Luật quản lý thuế đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức cá nhân trong công tác quản lý thuế.

- Việc quản lý thuế phải thực hiện một số nội dung sau:

+ Quy định đầy đủ về việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về

người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

+ Quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế để giúp người nộp thuế hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình.

+ Quy định cơ quan thuế có các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả.

+ Quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế.

+ Quy định thống nhất trình tự, thủ tục hành chính thuế theo hướng minh bạch, tạo môi trường thông thoáng tiện lợi cho người nộp thuế.

+ Quy định về kiểm tra, thanh tra thuế nhằm giám sát quá trình chấp hành pháp luật về thuế.

+ Quy định các biện pháp nhằm ngăn chặn, xử lý nghiêm minh những người có hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

Tóm lại, việc đưa các nội dung quy định về quản lý thuế vào một Luật đã tạo điều kiện để hệ thống hoá và thực hiện thống nhất các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế, bảo đảm tính rõ ràng, minh bạch, thuận lợi giúp người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình và bảo đảm cho cơ quan quản lý thuế thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.

- Về công tác tuyên truyền và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hộ kinh doanh: Việc tuyên truyền thuếđã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuếđã được triển khai; Các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế phong phú: báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, ca nhạc và đưa nội dung giáo dục về thuế vào chương trình giáo dục phổ thông...Việc tuyên truyền đối với hộ kinh doanh mạnh mẽ và sâu rộng nhất là thời điểm trước tháng 10 hàng năm. Sau tháng 10 hàng năm, cơ quan thuế bắt đầu phát tờ khai thuế môn bài, tờ khai thuế khoán để hộ trực tiếp tự khai doanh thu và tự nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế tính thuế cho năm kế tiếp.

Nhiều hình thức cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho hộ kinh doanh đã được tiến hành: trả lời trực tiếp hoặc qua điện thoại, trả lời bằng văn bản, cung cấp tài liệu, tập huấn, đối thoại với hộ kinh doanh thông qua họp ngành hàng, họp bình bầu để phân loại ngành hàng, giải đáp các thắc mắc khiếu kiện tại các UBND phường xã...Đặc biệt

cung cấp thông tin qua trang Web trên mạng Internet là một phương thức hiện đại, khoa học, phù hợp với tiến bộ chung của thế giới.

Qua đó các hộ kinh doanh hiểu rõ hơn chính sách thuế, tính thuế, kê khai thuế chính xác hơn, nộp thuếđầy đủ hơn.

- Về cơ chế triển khai tự khai - tự nộp

Kết quả bước đầu trong thực hiện mô hình chức năng với hệ thống các quy trình quản lý theo cơ chế tự khai - tự nộp đã làm rõ và khẳng định hướng đi này là đúng đắn để hiện đại hoá ngành thuế, nâng cao năng lực quản lý.

Đã nâng cao được tính tuân thủ của hộ kinh doanh thể hiện ở việc khai thuế, khai doanh thu đúng và sát với thực tế tình hình kinh doanh của hộ và nộp thuế đúng hạn với tỷ lệ cao hơn, chất lượng tốt hơn.

Đã ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của qui trình quản lý.

Xây dựng được bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý hơn. Xây dựng được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế theo yêu cầu của cơ chế tự khai - tự nộp. Kết quả đạt được trong thực hiện tổ chức quản lý theo chức năng và theo các quy trình quản lý mới đã cho thấy chất lượng quản lý thuếđã được nâng lên rõ rệt.

Kết lun Chương 1

Qua những phần phân tích ở chương 1 có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, nêu được khái niệm về thuế là một khoản chuyển giao thu nhập bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không mang tính hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung của toàn xã hội. Nguồn thu về thuế không được sử dụng cho mục tiêu cá nhân.

Thứ hai, đã phân tích được khái niệm hệ thống thuế, phân loại thuế, phân tích rõ các yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế nhằm chỉ rõ vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, khái quát hóa nội dung công tác quản lý thuế hiện nay tại Việt nam, nhất là từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực. Các sắc thuế chủ yếu áp dụng đối với hộ kinh doanh gồm 06 sắc thuế và đi sâu phân tích nội dung quản lý thuếđối với hộ kinh doanh trên cơ sở phân tích từ các quy trình quản lý hiện hành có hiệu lực áp dụng đối với hộ kinh doanh. Từ đó, sẽ thể hiện rõ thực trạng công tác quản lý thuế được phân tích cụ thểở chương 2.

Thứ tư, hiện nay số lượng hộ kinh doanh tại Việt nam tương đối lớn và phát triển ngày càng mạnh mẽ, đóng góp một phần không nhỏ cho Ngân sách Nhà nước nhưng mô hình quản lý cũng có phần khác biệt với một số nước trên thế giới. Chính vì thế, trong nội dung chương 1 cũng nêu ra một số kinh nghiệm một số nước trong khu vực và rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt nam về phương pháp quản lý thuế hộ kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.

CHƯƠNG 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THC TRNG QUN LÝ THUẾĐỐI VI CÁC H KINH DOANH TI CHI CC THU TH XÃ THÁI HÒA

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã thái hòa tỉnh nghệ an (Trang 62)