Nguồn nhân lực “chuyên nghiệp” trong quá trình thực hiện M&A

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 56)

a. Mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động, nâng cao hiệu quả công nghệ ngân hàng.

2.5.2.4. Nguồn nhân lực “chuyên nghiệp” trong quá trình thực hiện M&A

Hội đồng quản trị, do đó luôn cố thủ, không muốn ngân hàng mình bị sáp nhập hay mua lại….gây cản trở cho việc tiến triển sáp nhập. Giai đoạn từ năm 2005 trở về trước với các thương vụ M&A ngân hàng mang tính chất “ràng buộc” là đặc điểm điển hình của M&A giai đoạn này.

Ngoài ra, còn phát sinh tâm lý lo ngại của ban lãnh đạo ngân hàng về vấn đề hòa hợp lợi ích thời điểm hậu M&A. Mâu thuẫn giữa hai ngân hàng về: quản trị nguồn nhân lực, tài chính-kế toán, khách hàng, văn hóa doanh nghiệp, suy nghĩ của các nhà quản trị khi làm việc cùng chồng. Điều này góp phần làm cho các nhà quản trị vẫn còn khá e ngại khi tìm đến hoạt động M&A. Mặt khác, sự thiếu minh bạch, gian lận trong các báo cáo tài chính của các NHTM cũng là vấn đề đáng được quan tâm hiện nay, gây rất nhiều khó khăn trong công cuộc đi tìm đối tác chiến lược M&A của các ngân hàng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công của mỗi thương vụ M&A.

2.5.2.4. Nguồn nhân lực “chuyên nghiệp” trong quá trình thực hiệnM&A M&A

M&A ngân hàng là một nghiệp vụ hết sức phức tạp. Một thương vụ thường kéo dài khá lâu, luôn cần sự tham gia hỗ trợ chuyên môn: tài chính, kiểm toán, pháp lý, một đơn vị điều phối tổng thể, chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có thể đáp ứng được những yêu cầu cần thiết trong mỗi thương vụ M&A ở Việt Nam đang rất thiếu, chưa có một tổ chức chuyên nghiệp đào tạo nhân lực trong lĩnh vực này. Vì thế, nguồn nhân lực có chuyên môn và tay nghề cao trong lĩnh vực này có thể nói là vô cùng khan hiếm, chưa đáp ứng được với nhu cầu của thị trường. Hơn nữa, cũng bởi các công ty tư vấn M&A của Việt Nam còn thiếu và yếu nên tỷ lệ thành công giao dịch mua bán doanh nghiệp còn thấp.

Hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam tuy có thể nói là “non trẻ” so với các nước trên thế giới, tuy nhiên, hình thức chiến lược này đã chứng tỏ những lợi ích của nó mang lại cho các NHTM trong nước: tăng quy mô, tiềm lực tài chính, hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao, nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Do đó, vấn đề cần quan tâm ở đây là phải thực hiện các biện pháp, tìm ra các hướng đi giúp thúc đẩy hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam ngày càng phát triển, góp phần xây dựng hệ thống ngân hàng ngày càng vững mạnh, ổn định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w