Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoà

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 31)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.3.1. Áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoà

Hoạt động của các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài trên thị trường Việt Nam đang ngày càng mở rộng, nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2011. Tiêu biểu, từ 01-01-2012, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được đối xử bình đẳng quốc gia theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Với hiện diện của 71 Tổ chức tài chính nước ngoài với mô hình hoạt động khá đa dạng, trong số đó, có rất nhiều tập đoàn ngân hàng, tài chính hàng đầu trên thế giới của Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc… các NHTM trong nước đang phải đối mặt với những TCTC nước ngoài lớn.

Thị phần khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài hiện chiếm khoảng 11,3% thị phần ngân hàng Việt Nam. Nhưng chỉ tính riêng năm

2011, thời điểm được coi là khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp, nhưng các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam có kết quả kinh doanh khá tốt. Cụ thể, theo NHNN Chi nhánh TP. HCM, tính đến tháng 10/2011, tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản (ROA) bình quân của các tổ chức tín dụng nước ngoài là 1,16% và tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) bình quân của các ngân hàng này là 6,9%, trong khi tỷ lệ ở các khối ngân hàng thương mại nhà nước, khối cổ phần và khối tổ chức tín dụng phi ngân hàng lần lượt là: 1,02% và 13,05%; 1,03% và 10,8%; 0,1% và 0,82%. Mới tham gia vào thì trường tài chính ngân hàng chưa được bao lâu, các TCTD nước ngoài đang cho thấy hoạt động rất hiệu quả. Mặc dù ngày 13/12/2011, NHNN đã có công văn yêu cầu các TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài kiểm soát hoạt động tín dụng năm 2012. Điều này có thể phần nào làm hoạt động kinh doanh của khu vực này gặp ít nhiều khó khăn, tuy nhiên, các TCTD nước ngoài vẫn luôn là những đối thủ cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nội trong thời gian tới đây. Vì thế, các ngân hàng trong nước bắt buộc phải cải tổ toàn diện, giải quyết hiệu quả “bài toán thanh khoản” và liên kết với nhau để tồn tại, phải tăng vốn hoặc sẽ tiến hành mua bán và sáp nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w