THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.
3.3.2.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A ngân hàng
Với vai trò là người quản lý trực tiếp đối với hệ thống NHTM Việt Nam, NHNN Việt Nam cần tăng cường hơn nữa trong việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản quy định và hướng dẫn tạo hành lang pháp lý đồng bộ và hợp lý, tạo điều kiện cho việc cơ cấu lại tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các NHTM cổ phần thông qua hoạt động M&A, quy định rõ ràng cụ thể hơn về trách nhiệm và quyền lợi của các chủ thể tham gia trong giai đoạn hậu M&A nhằm tránh những mâu thuẫn nội bộ.
- Cần chú trọng đến quy định về nội dung liên quan đến M&A hơn là việc xác lập về mặt hình thức: Hiện nay là mặc dù các quy định liên quan đến hoạt động sáp nhập và mua lại để xác lập giao dịch đã được hình thành trong các quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức. Ngay cả thông tư mới ban hành Thông tư 04/200/TT-NHNN ban hành ngày 11/02/2010 Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD và Thông tư 34/2011/TT-NHNN cũng chỉ tập trung đề cập tới các yếu tố liên quan tới “giấy tờ” gồm trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, thủ tục thanh lý… Những quy định về các yếu tố quan trọng trong hoạt động M&A ngân hàng như: định giá, phương pháp định giá, cách thức phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các vấn đề liên quan hậu sáp nhập….vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, các vấn đề về mặt nội dung trong M&A cần phải được quy định đầy đủ hơn, cụ thể hơn, đổi mới hệ thống luật pháp sao cho phù hợp với tình hình kinh tế, thị trường của nước ta hiện nay là điều đáng quan tâm.
- Các quy định về thủ tục pháp lý khi thực hiện M&A cần phải thông thoáng và giám sát thời gian xét duyệt: Đây là điểm yếu rất lớn về thủ tục hành chính, cần có những quy định và chế tài rõ ràng giúp tiết kiệm được thời gian và các chi phí phát sinh, điều này cũng góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng.
- Hoàn thiện khung pháp lý nhằm kiểm soát, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động M&A: Theo Luật Cạnh tranh ban hành năm 2004, hành vi mua lại, sáp nhập, hợp nhất có thể dẫn tới tập trung kinh tế, tính độc quyền sau hoạt động M&A. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất kì văn bản pháp luật nào làm rõ các vấn đề về “tập trung kinh tế”, đặc biệt liên quan đến ngành Ngân hàng. Nếu các ngân hàng tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì phải thông báo cho cơ quan cạnh tranh biết trước khi tiến hành tập trung kinh tế, và trường hợp tập trung kinh tế chiếm trên 50% thị phần trên thị trường có liên quan là hoàn toàn bị cấm. Thực tế cho thấy, các ngân hàng đang cung cấp các dịch vụ trọn gói rất phổ biến bao gồm nhiều dịch vụ như cho vay, bảo lãnh, thư tín dụng, chiết khấu hối phiếu... Vì vậy, cần quy định rõ cách tính thị phần là theo từng dịch vụ hay theo gói dịch vụ, các quy định của pháp luật cần cụ thể. Việc sử dụng phương pháp tính thị phần theo từng dịch vụ riêng biệt thường sẽ cho kết quả chính
xác hơn, nhằm tránh trường hợp ngân hàng lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.
- Quy định rõ về ràng buộc trách nhiệm giữa các đối tượng tham gia hoạt động M&A. Ngoài các ngân hàng thì tham gia trong hoạt động M&A còn có các tổ chức tư vấn (công ty môi giới, Công ty kiểm toán, chuyên gia, luật sư... ) góp phần quan trọng tới sự thành công của thương vụ M&A. Vì vậy, quy định về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ ràng buộc họ đối với hoạt động M&A là cần thiết để giúp tăng thêm mức độ an toàn cho ngân hàng khi thực hiện M&A.
Rõ ràng, một khung pháp lý chặt chẽ và hiện đại, lường trước được mọi khả năng có thể xảy ra để điều chỉnh các hành vi đa dạng và liên tục thay đổi ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của mỗi thương M&A hiện nay.