CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.2. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM.
Nếu như hoạt động M&A đã diễn ra từ khá lâu trên thế giới, thì ở Việt Nam hoạt động này được quan tâm chỉ kể từ khi ra đời Luật doanh nghiệp 1999. Tuy nhiên, chỉ với mấy năm trở lại đây, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, hàng loạt các đạo luật cơ bản như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản, Luật chứng khoán… đều có hiệu lực nhằm góp phần điều chỉnh các hoạt động M&A, cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, hệ thống tài chính nhiều bất ổn cũng đã thực sự tạo điều kiện cho hoạt động M&A diễn ra sôi nổi.
Bảng 2.1: Tình hình M&A tại Việt Nam
Năm Số giao dịch mua
bán Tổng giá trị giao dịch (Triệu USD) 2011 76 4.000 2010 345 1.700 2009 295 1.138 2008 166 1.117 2007 108 1.719 2006 38 299 2005 22 61
(Nguồn: Thomson Reuters, PwC và Avalue Việt Nam)
Nhìn vào bảng trên, nhận thấy hoạt động M&A trong nước liên tục tăng trưởng cả về số lượng và chất lượng trong những năm 2003-2009. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm khoảng 25-30%. Riêng đến năm 2010 và 2011, theo thống kê của Công ty PWC và bộ phận nghiên cứu của Diễn đàn M&A Việt Nam, trong năm 2010, tại Việt Nam có tới 345 thương vụ M&A được công bố với tổng giá trị giao dịch lên tới 1,7 tỷ USD, tăng 50% về giá trị so với năm 2009, một mức tăng kỷ lục! Đặc biệt, trong hơn 300 thương vụ năm 2010 có nhiều thương vụ rất đáng chú ý, có ý nghĩa và tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam như: FPT - EVN
Telecom, Dược Viễn Đông - Dược Hà Tây, Thiên Minh mua chuỗi khách xanh Victoria… Riêng ngành ngân hàng cũng đóng góp 69 triệu USD với tỷ trọng 11% về tổng số thương vụ giao dịch.
Năm 2011, hoạt động M&A ở Việt Nam rất sôi động, chủ yếu tập trung vào ngành: hàng tiêu dùng (25%), tài chính (16,9%), bất động sản (9,4%) [StoxPlus Report 2011], xét về giá trị giao dịch. Tổng giá trị các thương vụ M&A Việt Nam năm 2011 lên tới 4 tỷ USD, gấp 2,4 lần năm 2010 với nhiều thương vụ lớn (Xem danh sách Top 10 thương vụ nổi bật năm 2011 (Phụ lục 2.1). Trong đó, tổng giá
trị thương vụ từ các tập đoàn nước ngoài chiếm tỷ trọng cao, với 66% về tổng giá trị giao dịch và 77% về số lượng giao dịch. M&A năm 2011 cũng đã xuất hiện nhiều khoản đầu tư do các quỹ thoái vốn, phải kể đến việc quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) của Vinacapital bán 24,9% cổ phần tại Halico cho Tập đoàn đồ uống Diageo và bán 24% của Tập đoàn Hoàn Mỹ cho Fortis của Ấn Độ…