Hoạt động M&A, mua cổ phần chéo giữa các NHTM trong nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 41)

Trong giai đoạn này, ngoài việc các tập đoàn, tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài, mua lại cổ phần của các ngân hàng trong nước thì các ngân hàng nội địa cũng không ngừng áp dụng hình thức này với mục tiêu tăng tiềm lực tài chính trên thị trường. Bằng cách bán cổ phần của mình cho các ông lớn, có uy tín và thương hiệu mạnh trong ngành, các ngân hàng có vị thế yếu hơn có nhiều cơ hội tiếp cận, mở rộng thị trường hoạt động. Với sự kết hợp này, các ngân hàng trong nước có thể hỗ trợ nhau, cùng giúp đỡ nhau trên chặng đường phát triển trong thời kì hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Bảng 2.5: Một số thương vụ mua bán cổ phần giữa các NH nội địa.

Ngân hàng bên mua Ngân hàng bên bán

NHNo&PTNT Việt Nam

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam NHTM CP Gia Định Liên doanh quản lý đầu tư chứng khoán

Vietcombank

NHTM CP Sài Gòn Thương Tín NHTM CP Á Châu

NHTM CP Sài Gòn Thương Tín NHTM CP Quân Đội NHTM CP Nhà Hà Nội

NHTM CP Á Châu NHTM CP Việt Nam Thương Tín

NHTM CP Đại Á NHTM CP Kiên Long

NHTM CP Á Châu NHTM CP Xuất nhập khẩu Việt Nam

NHTM CP Ngoại Thương Việt Nam

NH Ngoại Thương Việt Nam NHTM CP Đại Dương NHTM CP Dầu khí toàn cầu

NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam NHTM CP Nhà Hà Nội Ficombank, Tinnghiabank và NHTM CP

Sài Gòn

Hợp nhất

NHTM CP Sài Gòn-Hà Nội (SHB) NHTM CP Nhà Hà Nội(Habubank)

(Nguồn : Website của các NHTM)

Một số thương vụ điển hình trong các cuộc M&A các ngân hàng nội địa với nhau có thể kể đến:

 Năm 2008, nhằm đảm bảo thực hiện đúng Nghị định số 141/2006/NĐ-CP về danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành, đối với ngân hàng TMCP, ngân hàng Kiên Long đã tìm đến 2 cổ đông chiến lược là Ngân hàng ACB và Saigon Tourist, mỗi tổ chức sở hữu 10% cổ phần.

 Tháng 1-2009, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) vừa trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank) và nắm 20% vốn của nhà băng này.

 Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Tổng số vốn điều lệ của ngân hàng mới này (tính tới cuối tháng 9) lên tới 10.600 tỷ đồng và tổng tài sản 154.000 tỷ đồng. Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) được chỉ định tham gia toàn diện vào ngân hàng mới sau hợp nhất, với tư cách đại diện vốn nhà nước.

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu tài chính của 3 ngân hàng trước sáp nhập

(Đơn vị: tỷ đồng) Tín Nghĩa Sài Gòn Đệ Nhất 9T/2011 2010 9T/2011 2010 9T/2011 2010 Vốn điều lệ 3.399 3.399 4.185 4.185 3.000 3.000 Tổng TS 58.940 46.414 78.014 60.183 17.100 7.649 LNTT 579 378 530 544 219 141 LNST 432 284 401 405 Tiền gửi 35.029 35.546 40.900 35.121 8.800 (*) 5.360(*)

 T5/2012, kế hoạch sáp nhập Habubank nhận được sự ủng hộ của đa số cổ đông SHB khi tỷ lệ biểu quyết thông qua lên tới 99,4% tổng số phiếu và 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết thông qua của NHTM CP Nhà Hà Nội. Các bước còn lại là chờ sự chấp thuận chính thức của Ngân hàng Nhà và hoàn tất các thủ tục pháp lý với các cơ quan chức năng, thực hiện bàn giao và triển khai chương trình sáp nhập.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w