Các NHTM cũng cần xây dựng mục tiêu, chiến lược và quy trình cụ thể cho hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 72)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.3.3.2. Các NHTM cũng cần xây dựng mục tiêu, chiến lược và quy trình cụ thể cho hoạt động M&A.

cụ thể cho hoạt động M&A.

Mục đích của việc thực hiện M&A là tăng giá trị của ngân hàng bằng cách này hoặc cách khác. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm là giá trị thương hiệu của ngân hàng khi tiến hành M&A: các thương hiệu sẽ là một, sẽ có một thương hiệu tiếp tục được chăm sóc và một thương hiệu chuẩn bị sẽ bị mất đi... Như chúng ta đã biết, thương hiệu là thứ DUY NHẤT làm nên sự khác biệt của ngân hàng, sự yêu mến trong trái tim và suy nghĩ của khách hàng. Vì thế, chiến lược thương hiệu của các ngân hàng M&A cũng phải được đặt mục tiêu lên hàng đầu. Các ngân hàng tham gia M&A nên quyết định chọn một chiến lược thương hiệu tiềm năng ngay

trong quá trình thương lượng sáp nhập, mua lại. Trong đó, các nhà quản lý ngân hàng, đặc biệt là chủ tịch hội đồng quản trị phải thực hiện nhiệm vụ của một người định hướng thương hiệu, thuyết phục ngân hàng đánh giá lại tài sản cả 2 thương hiệu hiện tại và lợi ích của thương hiệu tương lai. Để lựa chọn chiến lược nào là phù hợp nhất cần có một cuộc nghiên cứu định tính gồm những nhóm cổ đông chính được phân ra riêng rẽ bao gồm: khách hàng hiện tại, lãnh đạo ngân hàng, cổ đông và phía bên ngân hàng đối tác.

Ngoài ra, để có các thương vụ M&A thành công, các ngân hàng cũng cần có những chú ý về các vấn đề trong quá trình thực hiện trước, trong và sau M&A:

+ Cần xây dựng một chiến lược M&A có tính khả thi, tránh sự dàn trải và thiếu hiệu quả. Các ngân hàng cần tự kiểm tra lại tình hình tài chính của mình, phân tích tìm ra các điểm mạnh cần phát huy và điểm yếu cần khắc phục, đồng thời hợp tác với các nhà phân tích và tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh để hình thành một chiến lược phát triển rõ ràng và thích hợp.

+ Các ngân hàng trước khi thực hiện M&A cần phải thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm về lĩnh vực này để tiến trình được diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng. Các vấn đề về M&A như thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, môi trường văn hóa ngân hàng, bảo vệ môi trường, tính toán cho giá trị ngân hàng… mới có thể được giải quyết triệt để nhất.

+ Cần xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể về thời hậu M&A: Việc lên kế hoạch cho quá trình hòa nhập cần bắt đầu từ giai đoạn vạch ý tưởng cho giao dịch và tiếp tục trong suốt quá trình diễn ra. Đầu tiên, ngân hàng cân lên kế hoạch sáp nhập cấp cao, tổ chức các cuộc thảo luận giữa các nhà lãnh đạo với nhau. Sau đó mới đưa ra thông báo rộng rãi chính thức với toàn thể nhân viên trong ngân hàng. Và tiếp đó là giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập: hòa nhập về văn hóa, tâm lý, quy trình quản trị… Vì vậy, sự tham gia tích cực của các cấp lãnh đạo, nhân viên ngân hàng từ việc lập kế hoạch, tài chính kết hợp với các chuyên gia tư vấn trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w