Môi trường pháp lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 54)

a. Mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động, nâng cao hiệu quả công nghệ ngân hàng.

2.5.2.1. Môi trường pháp lý.

Trước khi Thông tư 04/200-NHNN ngày 11/02/2010 và Thông tư 34/2011/TT-NHNN về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng ra đời thì hành lang pháp lý cho các vụ M&A ngân hàng diễn ra ở Việt Nam chỉ dừng lại ở giải quyết sự vụ từ thực tế phát sinh chứ không có khuôn mẫu sẵn định hành lang pháp lý. Hoạt động M&A nói chung tại Việt Nam chủ yếu được điều chỉnh bởi các Luật chung chung, vẫn còn chưa rõ ràng, không thống nhất, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi thực hiện vào M&A. Những hướng dẫn chi tiết, điều kiện, cách thức, thủ tục tiến hành với M&A hoạt động ngân hàng

chưa được đề cập tới nhiều.

Thông tư 04/200/TT-NHNN ban hành ngày 11/02/2010 Quy định về việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD thay thế cho Quyết định 24/1998/QĐ-NHNN5 ban hành ngày 15/07/1998 và Thông tư 34/2011/TT-NHNN quy định hướng dẫn về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của TCTD, chi nhánh NH nước ngoài, TC nước ngoài khác có hoạt động Ngân hàng chính thức bổ sung điều chỉnh thêm cho hoạt động M&A ngân hàng trong những năm gần đây... Tuy nhiên, Thông tư chỉ tập trung đề cập tới các yếu tố liên quan tới “giấy tờ” gồm trình tự, thủ tục, điều kiện, hồ sơ sáp nhập, thủ tục thanh lý… Những quy định về các yếu tố quan trọng trong hoạt động M&A ngân hàng như: định giá, phương pháp định giá, cách thức phân chia quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia, các vấn đề liên quan hậu sáp nhập….vẫn chưa được đề cập đến. Vì thế, các Ngân hàng muốn tiến hành M&A phải tự mình dò đường, tự tìm hiểu, học hỏi các kinh nghiệm từ những thương vụ sáp nhập trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w