Phối hợp với các tổ chức trung gian trong hoạt động M&A

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 73)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.3.3.3. Phối hợp với các tổ chức trung gian trong hoạt động M&A

Giao dịch M&A là một vấn đề phức tạp, nó kéo theo hàng loạt các vấn đề liên quan như: tư cách pháp nhân, tài chính, thương hiệu, thị phần, thị trường, kiểm

soát tập trung kinh tế, kiểm soát giao dịch cổ phiếu... Do đó, cần nhận thực rõ vai trò của các công ty tư vấn trong việc hỗ trợ, tư vấn cho ngân hàng các vấn đề trên khi có ý định giao dịch M&A:

- Xác định cụ thể loại giao dịch M&A ngân hàng cần tiến hành: Tổ chức tư vấn với vai trò giúp ngân hàng xác định loại giao dịch M&A sẽ giúp cho các bên nhận thức cụ thể loại giao dịch mà mình tiến hành; luật điều chỉnh chủ yếu trong giao dịch M&A; cơ chế, quy trình tiến hành; định hướng việc thiết lập các điều khoản trong hợp đồng M&A; cũng như xác định nghĩa vụ thông tin, thông báo đến cơ quan quản lý của hai bên liên quan...

- Hỗ trợ trong quá trình thẩm định pháp lý và thẩm định tài chính ngân hàng bị sáp nhập: Ở đây, các luật sư của ngân hàng bên bán sẽ đứng ra tiến hành thẩm định pháp lý và các công ty kiểm toán hay kiểm toán viên độc lập sẽ đảm nhận thẩm định tài chính. Thẩm định pháp lý của ngân hàng giúp cho bên mua hiểu rõ tư cách pháp lý, các quyền và nghĩa vụ pháp lý, chế độ pháp lý đối với các loại tài sản, hợp đồng đối với người lao động, hồ sơ đất đai, xây dựng, đầu tư... để trên cơ sở xác định tình trạng và các rủi ro pháp lý đưa ra quyết định mua ngân hàng. Vì vậy, luật sư tư vấn M&A đóng vai trò rất quan trọng trong việc kết luận về hồ sơ pháp lý của ngân hàng sáp nhập, làm cơ sở để các bên đưa ra quyết thực hiện M&A hay từ chối. Trong đó, thẩm định tài chính cũng là một vấn đề khá quan trọng trong chiến lược thực hiện M&A. Về nguyên tắc, các ngân hàng bên mua muốn mua với giá rẻ, ngân hàng bên bán muốn bán với giá cao và có thể che giấu những vấn đề hay rủi ro tài chính của ngân hàng. Bởi thế, trong một thương vụ M&A, vai trò kiểm toán viên rất quan trọng để thẩm định và đưa ra kết luận về giá trị thực tế doanh nghiệp, giúp cho hai bên tiến lại gần nhau để đi đến thống nhất nhanh hơn là để ngân hàng tự giao dịch.

- Hỗ trợ các bên ngân hàng thỏa thuận các quy định, các điều khoản cơ bản liên quan đến giao dịch M&A: Các ngân hàng trong mỗi thương vụ M&A đều có những nét khác biệt về yêu cầu, lợi ích, sự ràng buộc bởi vậy không thể có hợp đồng mẫu nào chung cho tất cả các giao dịch M&A. Nếu hợp đồng M&A chỉ dừng lại ở các nội dung cơ bản, không bao quát hết sẽ dẫn đến những mâu thuẫn nội tại ngay bên trong khi quá trình M&A kết thúc. Vì thế, các bên tham gia M&A ngân

hàng cần được tư vấn về các thỏa thuận, quy định cụ thể liên quan đến giao dịch M&A. Ngoài ra, các bên ngân hàng cũng cần được tư vấn về các vấn đề cần lưu tâm của “hậu” M&A.

Ngoài ra, các nhà môi giới chứng khoán là cầu nối chiến lược trên thị trường đối với cả Bên Mua và Bên Bán. Họ có trách nhiệm giúp các cổ đông của ngân hàng đưa ra những thông tin hữu ích trong quá trình đánh giá, huy động các ngân hàng và người môi giới khác nhờ những kinh nghiệm sẵn có về thị trường của mình. Các nhà tư vấn về quan hệ công chúng hỗ trợ truyền tải thông tin tới các đối tượng liên quan trong ngân hàng.

Vai trò của các tổ chức luật, công ty tư vấn… luôn được đánh giá rất cao trong mỗi thương vụ M&A. Vì thế, cần có sự phối kết hợp nhịp nhàng, bổ sung, tương tác giữa các tổ chức này nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động M&A.

Những thương vụ M&A thành công gần đây chủ yếu do ngân hàng chủ động tiến hành với sự trợ giúp của các văn phòng luật sư, của các tổ chức dịch vụ tư vấn hay dịch vụ tài chính trung gian.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w