Ngân hàng Việt Nam phát triển nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.3.3.Ngân hàng Việt Nam phát triển nhiều về số lượng nhưng chất lượng chưa cao.

lượng chưa cao.

Các thống kê và phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời gian qua chỉ ra rằng, mặc dù đóng vai trò lưu thông tiền tệ cho toàn bộ nền kinh tế, song ngân hàng Việt Nam vẫn xuất hiện nhiều yếu điểm.

Việt Nam đang nằm trong số ít các quốc gia có tỷ lệ số ngân hàng/GDP cao. Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới [Nhuệ Mẫn 2011], GDP cả nước đạt gần 1000 tỷ USD chỉ có khoảng 20 ngân hàng. Thái Lan, nền kinh tế lân cận, lớn hơn Việt Nam cũng có không quá 20 ngân hàng. Việt Nam có khoảng 100 ngân hàng các loại, trong đó mức GDP đạt gần 105,8 tỷ USD. Nếu so về quy mô với các ngân hàng trong khu vực, các ngân hàng Việt Nam còn rất nhỏ bé. Năng lực tài chính của các NHTM còn nhiều yếu kém: quy mô vốn điều lệ - thành phần chính của vốn chủ sở hữu, các ngân hàng thuộc top của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank….qua nhiều lần phát hành cổ phiếu cũng chỉ đạt mức gần 1 tỷ USD, trong khi đó so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực Đông Nam Á cùng thời điểm thì ngân hàng ở Việt Nam còn ở một khoảng cách rất xa. NHTMCP lớn nhất Việt Nam là NHTMCP Ngoại Thương, vốn điều lệ 12.000 tỷ (0,7 tỷ USD) [Ths. Đặng Hương Giang 2012] trong khi cùng thời điểm đó, ở Thái Lan là 3,2 tỷ USD.

Ngoài ra, các yếu kém của NHTM đang bộc lộ ngày càng rõ rệt: rủi ro thanh khoản cao (do mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, biểu hiện qua việc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng có thời điểm tăng lên gần 30%); mất kiểm soát trong quản lý rủi ro tín dụng (chịu tác động từ sự đóng băng của ngành bất động sản và xu hướng tụt dốc của thị trường chứng khoán); mất cân đối tiền tệ trong hệ thống ngân hàng (tỷ trọng dư nợ tín dụng ngoại tệ tính tới tháng 12/2012 giảm xuống còn 24% từ mức 28% trong tổng dư nợ toàn hệ thống); nợ xấu luôn được coi là mối lo ngại hàng đầu của ngành ngân hàng (tính tới tháng 12/2011, ước tính nợ xấu toàn ngành vào khoảng 3,3% tổng dư nợ, tương đương với khoảng 85 nghìn tỷ VND, trong đó có khoảng 47% nợ xấu ở dạng có nguy cơ không thu hồi được); khả năng quản trị của các ngân hàng khá yếu gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thực tế cho thấy, khi kinh tế phát triển ngoài tầm kiểm soát, cơ cấu phức tạp và khó hệ thống hóa, thì nhu cầu cấp thiết cần đặt ra với Chính phủ mỗi quốc gia là phải tái cơ cấu nền kinh tế. Lúc này, mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu cho tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng được quan tâm hơn cả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 33)