Thực trạng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.4.1.1. Thực trạng.

Giai đoạn từ 1983-1998, hoạt động M&A ngân hàng bắt đầu diễn ra với những ngân hàng quy mô vốn nhỏ, hoạt động yếu kém rơi vào tình trạng mất thanh khoản, lún sâu vào thua lỗ. Riêng năm 1998, có đến 18 ngân hàng tại TP. Hồ Chí Minh rơi vào tình trạng mất thanh khoản, bắt buộc phải tiến hành sáp nhập, tránh phá sản gây ảnh hưởng tới toàn hệ thống.

Năm 2000, thực hiện theo đúng quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5 ngày 14/08/2000 phê duyệt phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại các TCTD cổ phần và

Ngân hàng Nhà nước cũng như nhằm duy trì sự ổn định tài chính, NHNN đã sử dụng một số lượng lớn nguồn tiền cung ứng để đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại. Hoạt động M&A trong thời kì này cũng khá ít, chủ yếu diễn ra trong tình thế bắt buộc bởi NHNN nhằm tránh tình trạng phá sản, gây bất ổn nền kinh tế. Trong giai đoạn này, có một số thương vụ tiêu biểu như sau:

Bảng 2.3: Một số thương vụ M&A ngân hàng giai đoạn 1990-2004:

Năm Ngân hàng bị sáp nhập Ngân hàng sáp nhập

1991

Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình-Thành Công-Lữ Gia

NHTM CP Sài Gòn Thương Tín 2001 NH TMCP Nông Thôn Châu Phú NHTM CP Phương Nam

2001 NHTM CP Quảng Ninh NHTM CP Nhà Hà Nội

2002 NH Thạnh Thắng, Cần Thơ NHTM CP Sài Gòn 2003 NHTM CP Nông Thôn, Cái Sắn,

Cần Thơ NHTM CP Phương Nam

2003 Ngân hàng Nam Đô NH đầu tư và phát triển Việt Nam

2003 NHTM CP Quế Đô NHTM CP Sài Gòn

2003 Công ty tài chính Sài Gòn (SFC) và NHTM CP Đà Nẵng

NH CP Đà Nẵng (thành lập NHTM CP Việt Á)

2003 NHTM CP Nông Thôn Hải Phòng NHTM CP Kỹ Thương 2004 NHTM CP Nông Thôn Tân Hiệp NHTM CP Đông Á

(Nguồn : Thu thập từ website của các ngân hàng)

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô, từ một ngân hàng với quy mô vốn rất nhỏ, việc thực hiện tiếp quản các TCTD khiến SCB vươn lên trở thành một trong những mô hình NHTM cổ phần đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh hoạt động hiệu quả. Chỉ với riêng giai đoạn 2000- 2005, với sự sáp nhập 2 TCTD gồm Ngân hàng Thạnh Thắng, Cần Thơ (năm 2002) và NHTM CP Quế Đô (năm 2003), NHTM CP Sài Gòn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc. Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao. Tuy nhiên, ngày 26/12/2011, Thống đốc

NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

- 04/07/2003, trên cơ sở hợp nhất hai TCTD đã hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính Việt Nam : Công ty tài chính cổ phần Sài Gòn và NHTM CP Nông thôn Đà Nẵng, Ngân hàng Việt Á (VAB) chính thức được thành lập. Lúc này, ngân hàng mới chỉ dừng lại ở mức vốn điều lệ khiêm tốn là 75 tỷ đồng. Dư nợ cho vay ở mức 701.281 triệu đồng, nợ quá hạn chiếm 0,35% tổng dư nợ. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm đi vào hoạt động, đến cuối năm 2005, VA đã chính thức tăng vốn điều lệ lên tới 250,341 tỷ đồng (tăng gấp 3,4 lần so với số vốn điều lệ ban đầu). Tính đến 31/12/2011, sau 8 năm đi vào hoạt động, Việt Á Bank đã đặt kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.937 tỷ đồng lên 3.098 tỷ đồng để thực hiện đúng nghị định 141 của Chính phủ về việc tăng vốn điều lệ của tổ chức tín dụng). Lợi nhuận trước thuế năm 2011 đạt 602 tỷ đồng, tăng 73,5% so với thực hiện năm 2010; tổng tài sản năm 2011 đạt 34.000 tỷ đồng (tăng 41,12%), tổng huy động đạt 30.000 tỷ đồng (tăng 49% so với thực hiện năm 2010), tổng dư nợ đạt 21.500 tỷ đồng (tăng 61,78% thực hiện năm 2010), khống chế nợ xấu dưới 2% (năm 2010 nợ xấu của VietABank lên tới 2,52%).

- Ngoài ra, giai đoạn này còn rất nhiều thương vụ sáp nhập khác: Ngân hàng Nam Đô sáp nhập vào Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (2003), NHTM CP Nông thôn Hải Phòng sáp nhập và NHTM CP Kỹ Thương, NHTM CP Nông thôn Tân Hiệp sáp nhập và NHTM CP Đông Á (2004)…

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w