Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và xây dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 69)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.3.2.3. Nâng cao vai trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và xây dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng

dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng

Thứ nhất, cần tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngân hàng:

Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động M&A vẫn còn tương đối mới mẻ. Đóng vai trò là người định hướng và quản lý cho hệ thống NHTM, NHNN cần chủ động hơn nữa trong việc phổ biến rộng rãi các kiến thức về M&A thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các lãnh đạo các ngân hàng nhằm chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm về hoạt động M&A trên thế giới và Việt Nam trong thời gian qua..

Mặt khác, hiện nay, số lượng các ngân hàng nước ngoài đang thâm nhập vào thị trường tài chính Việt Nam đang có xu hướng tăng cao. Sự hỗ trợ về mặt thông tin từ phía NHNN có tác dụng giúp các NHTM trong nước không bị nép vế trong việc đàm phán mua bán, sáp nhập hoặc có thể hạn chế, ngăn ngừa hoạt động sáp nhập mang tính chất “thôn tính” của các ngân hàng nước ngoài.

Thứ hai, NHNN Việt Nam cần xác định rõ vai trò trong định hướng và xây dựng lộ trình hoạt động M&A ngân hàng.

Định hướng của ngành Ngân hàng Việt Nam sắp tới đây là nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực tài chính, năng lực về công nghệ,… nhằm tăng sức cạnh tranh với các TCTD nước ngoài, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống. Tuy nhiên, muốn đảm bảo thực hiện mục tiêu nói trên và giảm thiểu hoạt động “thâu tóm” khi các giới hạn đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam dần được nới lỏng thì vai

trò của NHNN Việt Nam trong định hướng và thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng là vô cùng quan trọng. NHNN cần chịu trách nhiệm dàn xếp, trung gian các hoạt động M&A ngân hàng giữa các TCTD Việt Nam trước khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với một số phương án cụ thể gồm:

+ NHNN cần có các cơ chế chính sách để thúc đẩy, hoàn thiện hơn hoạt động mua lại, sáp nhập, hợp nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng. Hiện tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều NHTM cổ phần nhỏ, hoạt động kém hiệu quả, thiếu nhà quản trị điều hành cấp cao có chiến lược đe dọa đến sự an toàn hoạt động của cả toàn hệ thống ngân hàng, NHNN phải thực hiện trách nhiệm là đầu mối nối kết các TCTD Việt Nam trong hoạt động M&A, ban hành các chính sách ưu đãi về thủ tục hành chính, khi tham gia các giao dịch với NHNN, dự trữ bắt buộc nhằm thúc đẩy các ngân hàng nhỏ tìm đến sáp nhập, hợp nhất với nhau…

+ NHNN cần sửa đổi, bổ sung các quy định về việc thành lập mới các ngân hàng theo hướng chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng ra đời sau này có được quy mô vốn lớn hơn, năng lực tài chính cao hơn và an toàn hơn. Đồng thời định hướng các luồng vốn đầu tư trong nền kinh tế khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng: sẽ hướng đến đầu tư vào các ngân hàng hiện có thay vì để thành lập ngân hàng mới.

+ NHNN cần đặt ra các quy định khắt khe hơn cho việc sáp nhập bắt buộc. Để nâng cao sức cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng, NHNN nên kiến nghị Chính phủ ban hành những quy định khắt khe hơn về các tỷ lệ an toàn vốn, về tỷ suất lợi nhuận, về xếp hạng ngân hàng... Nếu ngân hàng nào có thực trạng hoạt động thấp hơn những tiêu chuẩn được đưa ra thì bắt buộc phải sáp nhập. NHNN cần mạnh tay hơn nữa trong việc đề ra các quy định cho sáp nhập bắt buộc, chứ không nên để sáp nhập theo hình thức tự nguyện là chủ yếu như các quy định hiện nay.

+ NHNN cần theo dõi, giám sát các chiến lược, kế hoạch bán cổ phần của các NHTM Việt Nam, đặc biệt là các NHTM nhỏ. Hiện nay, áp lực tăng vốn điều lệ theo quy định đối với các NHTM nhỏ là vô cùng khó khăn, khiến các ngân hàng này đã tìm đến các nhà đầu tư nước ngoài để có thể bán cổ phần cho họ với giá thấp xấp xỉ bằng mệnh giá. Vấn đề này cần được NHNN xem xét, giám sát để hạn chế sự xâm nhập, kiểm soát vào ngành Ngân hàng với giá rẻ thay vì đề nghị thành lập mới

một ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chú trọng, tăng cường đánh giá xếp loại, giám sát ngân hàng theo tiêu chí CAMEL và quy định chế tài góp phần cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Kết hợp xuyên suốt với các giải pháp hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng, công bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng không thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện M&A ngành Ngân hàng Việt Nam hiệu quả và thành công.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w