CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
2.1.2. Đối với pháp luật có liên quan, điều chỉnh hoạt động M&A doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng.
doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng.
Tại Việt Nam, quy định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A nói chung được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật Đầu tư 2005. Ngoài ra, các bên trong quan hệ M&A phải tuân thủ các quy định của pháp luật khác như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về đầu tư, pháp luật về cạnh tranh.... Pháp luật về chứng khoán cũng điều chỉnh hoạt động phát hành ra công chúng của tổ chức tín dụng, cụ thể tại Thông tư số 07/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính xác định cụ thể nghĩa vụ xin phép phát hành của tổ chức tín dụng. Ngoài ra, pháp luật chứng khoán còn điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu của ngân hàng nước ngoài, tổ chức nước ngoài đối với cổ phần tại các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán. Pháp luật về tài chính điều tiết việc xây dựng Phương án chuyển giao tài sản, tài chính, thuế khi các ngân hàng M&A. Pháp luật về dân sự, thương mại liên quan đến các quy định điều chỉnh hợp đồng M&A. Pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với việc chuyển nhượng, mua lại nhãn hiệu, thương hiệu của
ngân hàng; pháp luật về lao động đối với việc xây dựng phương án sử dụng lao động khi sáp nhập, hợp nhất ngân hàng... Bên cạnh hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam, hoạt động M&A ngân hàng phải tuân theo các thỏa thuận, hiệp ước song phương và đa phương như các cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, các quy định trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, các Hiệp định ASEAN...