0
Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển M&A.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A) TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.3.2.1. Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển M&A.

3.3.2. Đề xuất giải pháp cho các Cơ quan quản lý và Ngân hàng nhànước nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động M&A ngân hàng. nước nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động M&A ngân hàng.

3.3.2.1. Nhà nước cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triểnM&A. M&A.

Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu đãi hơn để thúc đẩy hoạt động M&A.

_Mở rộng “Room cho các nhà đầu tư nước ngoài”.

NHNN cần mở rộng tỷ lệ tham gia của các nhà đầu tư chiến lược vào các ngân hàng trong nước trong giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cần gỡ nút thắt ở mức 30%, có thể tăng cao lên tới 40-50% với các ngân hàng lớn giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thể có tiếng nói nhiều hơn trong hội đồng quản trị, tham gia góp phần cải tổ con người, bộ máy, chính sách để xoay chuyển tình thế, nâng hạng tín dụng, tạo ra và gia tăng lợi nhuận. Đối với các ngân hàng nhỏ, tỷ lệ này có thể lên tới 100%, nếu NHNN chấp thuận tăng giới hạn sở hữu cổ

phần cho nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài tại các ngân hàng nhỏ và yếu kém, họ sẽ có tiếng nói lớn hơn rất nhiều tại các ngân hàng này. Với kinh nghiệm quản trị, công nghệ tiên tiến và hỗ trợ vốn từ tập đoàn mẹ, cộng với mạng lưới có sẵn của các ngân hàng trong nước, các NĐT nước ngoài hoàn toàn có thể xoay chuyển tình thế để biến các ngân hàng này thành các ngân hàng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, để tránh tình trạng bị chi phối ngành huyết mạch này của chúng ta, cần cân nhắc đề xuất các cổ đông nước ngoài phải cam kết sau thời hạn 10 năm thì phải giảm tỷ lệ sở hữu của họ xuống theo luật định thông qua việc bán lại cho cổ đông trong nước hoặc chỉ phát hành cho cổ đông nước ngoài. Đây là biện pháp NHNN có thể tính để nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài trong khoảng thời gian khó khăn nhất định của một nhóm ngân hàng.

_Chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa NHTM quốc doanh.

Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiến tới tự do hóa tài chính, tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, đầy rủi ro giữa các NHTM trong và ngoài nước với nhau. Với những yêu cầu hết sức cần thiết và bức xúc như đã nêu trên, đòi hỏi trong hoạt động của ngân hàng Việt Nam phải có một ngân hàng với quy mô lớn, năng lực tài chính mạnh tạo điều kiện cho hoạt động tái cấu trúc, mua lại, sáp nhập giữa các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng. Thực tế cho thấy, NHTM quốc doanh với vai trò chủ đạo trong những năm qua góp phần lớn vào sự thành công trong công cuộc đổi mới đất nước, thực hiện chính sách tiền tệ tích cực, ổn định giá trị, sức mua của đồng tiền, kiềm chế lạm phát… Tuy nhiên, nhìn chung ngân hàng vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển chung của nền kinh tế, chưa phát huy hết chức năng huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Việc cổ phần hóa ngân hàng hiện nay thực sự là một khâu quan trọng trong quá trình đổi mới hoạt động của ngân hàng, củng cố, tái cơ cấu lại ngân hàng theo đúng hướng hiện nay, hỗ trợ tích cực cho các giao dịch M&A trong nước.

- Hỗ trợ phát triển thị trường chứng khoán:

Sàn giao dịch chứng khoán là cầu nối hiệu quả cho hoạt động M&A nên nhà nước cần quan tâm xây dựng một thị trường chứng khoán lớn mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và hiệu quả cho nhà đầu tư. Nhà nước nên triển khai hơn nữa các chính sách nhằm tạo điều kiện, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán trong

bối cảnh đầy khó khăn hiện nay: phát triển hệ các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, triển khai các công ty và quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở, phối hợp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trình Thủ tướng thành lập quỹ hưu trí tự nguyện, chỉ đạo giám sát chặt việc đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng…

_Khuyến khích hình thành các tập đoàn tài chính

Ngân hàng khổng lồ, tập đoàn tài chính - ngân hàng là xu thế chung của cả thế giới. Đối với VN trong những năm tới cần thực hiện một số giải pháp quan trọng để thành lập Tập đoàn Tài chính - Ngân hàng như sau:

Thứ nhất, để thực hiện lộ trình cổ phần hóa các ngân hàng thương mại Nhà

nước (NHTMNN) gắn liền với hiện đại hóa công nghệ và trình độ quản lý, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức tín dụng có tiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý cao và có uy tín quốc tế,... mua cổ phiếu và tham gia quản lý điều hành ngân hàng.

Thứ hai, khuyến khích hình thành 2 - 3 tập đoàn tài chính từ việc sáp nhập hợp nhất một nhóm các Ngân hàng thương mại cổ phần tầm cỡ khu vực, quyết tâm nâng lên tầm quốc tế trong tầm nhìn đến 2020.

Thứ ba, không hạn chế mô hình các tập đoàn kinh tế sở hữu các định chế tài

chính - ngân hàng song phải rất thận trọng, căn cứ vào tiềm lực tài chính thật sự và khả năng quản lý hoạt động tài chính - ngân hàng của tập đoàn nói riêng, trình độ quản trị tập đoàn nói chung. Đồng thời thiết lập cơ chế giám sát, kiểm soát hữu hiệu, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, tuyệt đối tránh biến việc tập đoàn kinh tế thành lập định chế tài chính ngân hàng trở thành phong trào, đặc biệt là khi tuyệt đại đa số các tập đoàn kinh tế lớn của ta hiện nay đều của Nhà nước.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP, MUA LẠI (M&A) TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM (Trang 65 -65 )

×