Ngân hàng cần chú trọng yếu tố nguồn nhân lực cho quá trình sáp nhập

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 77)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.3.3.7. Ngân hàng cần chú trọng yếu tố nguồn nhân lực cho quá trình sáp nhập

Vì vậy, nếu việc minh bạch hóa thông tin được thực hiện tốt, các nhà đầu tư, các ngân hàng khác sẽ dễ dàng tiếp cận nhau hơn, cùng bàn thảo kế hoạch sáp nhập cho một sự liên kết lớn hơn và có hiệu quả hơn.

3.3.3.7. Ngân hàng cần chú trọng yếu tố nguồn nhân lực cho quá trìnhsáp nhập sáp nhập

Trong điều kiện hội nhập hiện nay, M&A cần phải được xem như một hoạt động đầu tư mới, là hoạt động mà các ngân hàng có thể tích cực chủ động tham gia vì lợi ích của mình chứ không phải theo yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, các nhà quản trị ngân hàng cần tích cực nghiên cứu, trau dồi các kỹ năng quản lý cũng như nâng cao hiểu biết về hoạt động mua bán, sáp nhập để có thể quản lý, điều hành tốt ngân hàng sau quá trình sáp nhập.

Nâng cao nhận thức của các nhân viên ngân hàng cũng là điều cần thiết, góp phần tạo điều kiện xây dựng một chiến lược M&A thành công. Trước khi quá trình

sáp nhập diễn ra, ban lãnh đạo cần thông tin để toàn thể nhân viên được biết và hãy để nhân viên cùng tham gia vào quá trình này, chú ý giải thích mọi khúc mắc của nhân viên, giúp họ hiểu được những lợi ích mà quá trình sáp nhập đem lại và tạo điều kiện cho họ trở thành một bộ phận trong thực thể thống nhất mới. Một khi có được sự đồng lòng và hỗ trợ từ phía các nhân viên thì quá trình sáp nhập sẽ diễn ra nhanh chóng và thành công.

Bên cạnh đó, cần phải có chính sách đãi ngộ và trọng dụng công bằng, hợp lý giữa nhân viên mới với nhân viên cũ sau quá trình M&A, tránh tình trạng bất mãn, chán nản, không còn nhiệt huyết cống hiến sức lao động của nhân viên.

Có thể nói rằng, hoạt động M&A là một trong những giải pháp quan trọng góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam hiện nay. Vì thế, đây không chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà còn là ở chính bản thân các NHTM Việt Nam và nhiều đối tượng liên quan trực tiếp khác.

KẾT LUẬN

Để có thể ứng phó được với áp lực cạnh tranh gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính, các NHTM Việt Nam cần phải có tiềm lực vững mạnh và khả năng cạnh tranh cao . Tiến trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng hiện nay cũng đang là bài toán mà các cơ quan quản lý nhà nước, NHNN, NHTM, các tổ chức, cá nhân liên quan đang tích cực tìm ra hướng giải quyết trong suốt những năm gần đây. Và M&A được xem như giải pháp hiệu quả, nhanh chóng và mang tính chiến lược nhất cho những vấn đề trên.

Mặc dù M&A ngân hàng là một hoạt động tương đối “non trẻ” ở Việt Nam. Bắt đầu từ những thương vụ nhỏ, hợp nhất mang tính chất bắt buộc từ các ngân hàng Nông Thôn hay các Quỹ Tín Dụng nhân dân hoạt động yếu kém trong giai đoạn trước năm 2005 cho tới thương vụ lớn hơn, diễn ra với tính chất tự nguyện và thực sự được các nhà đầu tư ngân hàng xem như một chiến lược kinh doanh hiệu quả từ những năm 2005 trở lại đây. Những thương vụ sáp nhập, mua lại, hợp nhất hay góp vốn cổ phần giữa các TCTD trong và ngoài nước, giữa các tập đoàn lớn trong nước với các ngân hàng nội địa… đã đem lại những kết quả tích cực cho các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung: mở rộng quy mô hoạt động, tiềm lực tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động... Tuy nhiên, vấn đề đặt ra

hiện nay là vẫn còn rất nhiều thách thức đối với hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam: sự thiếu nhất quán, cụ thể trong hành lang pháp lý, hiểu biết và kinh nghiệm của những người thực hiện M&A còn hạn hẹp, thiếu sự hỗ trợ từ các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp khiến các thương vụ gặp nhiều khó khăn. Vì thế, ngoài việc tập trung nghiên cứu, xem xét, phân tích hạn chế, cơ hội, đưa ra dự báo cho xu hướng M&A ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới, bài khóa luận cũng nêu lên một số giải pháp cụ thể với các Cơ quan quản lý nhà nước, NHNN và đặc biệt là các NHTM nhằm khắc phục những khớ khăn hiện nay của hoạt động M&A ngân hàng trong nước, nâng cao hiệu quả của các thương vụ, góp phần thực hiện thành công đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, hiệu quả và hoạt động bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w