Môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 57)

THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM.

3.1.2. Môi trường kinh doanh

Trong khuôn khổ các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động M&A nói chung và M&A ngân hàng nói riêng, môi trường kinh doanh hiện tại là điều kiện thuận lợi hơn hết cho hoạt động này:

• Triển vọng kinh tế dài hạn của Việt Nam và nhiều ngành chủ chốt vẫn được đánh giá là tăng trưởng cao và có nhiều lợi thế. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, còn tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm đi đáng kể. Trong các năm tới, chính phủ tiếp tục xác định mục tiêu

tổng quát là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát trên cơ sở thực hiện nghiêm túc Kết luận số 02-KL/TW, Nghị quyết số 11/NQ-CP và Chỉ thị số 922/CT- TT. Mặt khác, Việt Nam được xếp thứ 7 trên cả Trung Quốc trong danh sách 10 quốc gia có triển vọng tăng trưởng dài hạn tốt nhất theo bảng xếp hạng được đưa ra trên cơ sở báo cáo "Thế giới năm 2050" của ngân hàng HSBC. Nhờ đó, đây sẽ là tiền đề tạo tiềm lực cho hoạt động M&A ngân hàng nói riêng có cơ hội phát triển trong những năm tới.

• Tự do hóa tài chính trong nước, nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh: Nền kinh tế Việt Nam đang dần tiến tới tự do hóa tài chính, tạo nên môi trường cạnh tranh gay gắt, đầy rủi ro giữa các NHTM trong và ngoài nước với nhau. Hầu hết các ngân hàng Việt Nam chưa đạt được hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, do đó, đây là cơ sở tốt cho hoạt động M&A nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w