Góp vốn, mua cổ phần với các tổng công ty, tập đoàn lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 43)

Ngoài ra, các NHTM còn mở rộng mạng lưới hợp tác chiến lược với các tổng công ty, tập đoàn lớn: bảo hiểm, dầu khí, điện lực, bưu chính viễn thông, siêu thị.. có đông khách hàng với mạng lưới bán lẻ rộng rãi khắp cả nước. Việc hợp tác được thực hiện dưới nhiều hình thức: bán cổ phần để trở thành cổ đông lớn, thành lập công ty liên doanh hay liên kết, liên kết hay hợp tác trên một số lĩnh vực nhất định từ tư vấn tài chính, thanh toán, quản lý tiền mặt….

Bảng 2.7: Đầu tư của các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp tại các NHTM CP

Ngân hàng Bên mua

Thời điểm công bố Tỷ lệ sở hữu vốn

An Bình Tập đoàn điện lực Việt Nam 2005 30%

Tổng công ty tài chính Dầu Khí

(PVFC) 2005

Tổng công ty XNK Hà Nội 2005

GP Bank Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2006 20%

Lienvietbank VNPost 2011 15%

G Bank Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 2007 40%

Kiên Long Tổng công ty du lịch Sài Gòn 2008 10%

Lienvietbank Công ty dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất

2008 2,43%

Tổng Công Ty Thương Mại Sài Gòn 4,57%

Công ty trách nhiệm hữu hạn Him Lan 18%

Seabank Công ty thông tin Di động VMS 2007 8%

Tiền Phong Công ty CP đầu tư phát triển CNTT FPT

2008 15%

Công ty thông tin Di động VMS 15%

Công ty tái bảo hiểm Việt Nam 15%

Lienvietbank VNPost 2011 15%

Có thể thấy, trong khi hầu hết các tập đoàn tài chính nước ngoài đều mua cổ phần của các ngân hàng có uy tín, kinh nghiệm hoạt động lâu năm và có quy mô tương đối lớn thì các tổng công ty trong nước lại lựa chọn mua lại các NHTM cổ phần nhỏ hoặc các NHTM cổ phần nông thôn. Với hình thức hợp tác này, ngoài lĩnh vực kinh doanh chính, các tổng công ty này có thể tham gia sâu rộng và trực tiếp vào thị trường tài chính.

 Petrolimex được biết đến là một tập đoàn lớn, hoạt động với quy mô lớn trên thị trường Việt Nam. Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: thiết kế, xây lắp, cơ khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác; trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, VIPCO, VITACO, PJICO. Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là một trong hai cổ đông chiến lược lớn nhất của Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex với hơn 40% vốn điều lệ nắm giữ. Hợp tác cùng Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PG Bank là ngân hàng đầu tiên cung cấp thẻ Flexicard đa năng cho khách hàng với nhiều dịch vụ tiện ích khác được nhiều khách hàng ưa chuộng.

 Ngoài ra, ngày 29/7/2011, tại Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Liên Việt (Lienvietbank) chính thức công bố thương hiệu mới là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank - LPB). Đây là kết quả của quá trình sáp nhập giữa Dịch vụ tiết kiệm Bưu điện và Công ty Dịch vụ Tiết kiệm (thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) (VPSC) với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienvietBank - LVB). VPSC sáp nhập với LVB để thành lập nên LPB với tổng vốn góp 997 tỉ đồng, trong đó 360 tỉ đồng là giá trị của chính VPSC, phần còn lại Vietnam Post sẽ góp nhiều lần bằng tiền mặt theo lộ trình giữa 2 bên. Toàn bộ vốn góp của Vietnam Post vào LPB tương đương 14,99% vốn điều lệ của ngân hàng này. Sau thương vụ sáp nhập, LPB nâng vốn điều lệ lên 6.010 tỉ đồng từ mức 5.650 tỉ đồng trước đó. Điều này đưa ngân hàng LPB trở thành một trong số các ngân hàng có số vốn điều lệ lớn tại Việt Nam hiện nay.

Với hình thức hợp tác chiến lược này, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, bất động sản.. có thêm điều kiện đặt chân vào hoạt động

đầu tư tài chính nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Điều này không chỉ mang lợi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động sáp nhập, mua lại (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam (Trang 43)