Thị trường dệt may quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 80)

Thị trường dệt may quốc tế là thị trường mục tiêu để doanh nghiệp gia tăng sản lượng tiêu thụ và mở rộng thị trường. Thị trường tiêu thụ quốc tế của Công ty là

thị trường châu Âu, Mỹ, Nhật. Phần lớn doanh thu từ thị trường quốc tế của Công ty thu được từ các sản phẩm cước và nhựa PET tái chế.

Về thị trường Mỹ: hiện Việt Nam đang là nhà cung cấp đứng thứ 3 vào Mỹ về khối lượng và đứng thứ 2 về giá trị, với thị phần chiếm khoảng 7.5%, tăng thêm 0.4% so với năm 2011. Trong năm 2013, tình hình kinh tế Mỹ được dự báo có triển vọng. Mỹ là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may dẫn đầu của Việt Nam, do đó, thị trường dệt may Mỹ là điều kiện để Công ty đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường kinh doanh.

Về thị trường châu Âu: trong thời gian qua, nhiều quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng từ chính sách nợ công và suy giảm kinh tế. Tất cả các thị trường nhập khẩu chính của EU đều có sự suy giảm. Mặc dù vậy, song trong những tháng cuối năm 2012 - đầu năm 2013, hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang thị trường châu Âu đã có dấu hiệu phục hồi. Đây là dấu hiệu khả quan cho hoạt động xuất khẩu của Doanh nghiệp sang thị trường này.

Về thị trường Nhật Bản: ngược lại với các nước phương Tây, hiện Nhật Bản đang có sự tăng trưởng tốt. Ngoài ra, việc tiếp tục hưởng lợi từ các hiệp định song phương và đà tăng trưởng xuất nhập khẩu năm 2013, dự báo xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt cả về lượng và trị giá.

2.1.7.2. Tổng quan về các đối thủ cạnh tranh hiện tại của Công ty

Như một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt quyết định sự tồn tại của các doanh nghiệp tham gia cùng một lĩnh vực. Vì thế, Công ty luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt với nhiều đối thủ không thể coi thường.

YKK là đối thủ cạnh tranh đáng lo ngại của doanh nghiệp, bởi xét trên cùng phân khúc người dùng có thu nhập cao và cùng mức chất lượng, YKK có quy mô rộng lớn trên toàn thế giới, kinh nghiệm sản xuất trên trăm năm, lại mang thương hiệu quốc gia Nhật Bản. Trên phân khúc thị trường này, các Công ty may cao cấp hướng về YKK Nhật Bản hơn so với ISE Việt Nam.

Hiện tại, khi ngành may mặc phát triển, nhiều công ty, xí nghiệp sản xuất phụ liệu may ra đời để chia phần thị trường béo bở này. Những công ty, xí nghiệp ra đời sau sẽ nắm bắt được nhiều yếu điểm của doanh nghiệp đi trước, đồng thời ứng dụng được các công nghệ tiên tiến hơn, mẫu mã hiện đại, bắt mắt hơn, thu hút được thị trường tại chỗ nhờ cắt giảm chi phí vận chuyển. Đặc biệt, đáng nhắc đến là Công ty dây khóa kéo Hoàn Mỹ - HKK và hàng hóa nhập lậu tại các cửa khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 80)