Thị trường dệt may trong nước

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 75)

Trên thị trường trong nước hiện nay, hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan nhưng lại được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Không những thế, nhiều cơ sở, doanh nghiệp chỉ đầu tư vào số lượng mà chưa chú ý về chất lượng, do đó, để xâm nhập và có chỗ đứng bền vững ở thị trường trong nước là điều khó khăn đối với các doanh nghiệp dệt may. Vậy nên lâu nay, các doanh nghiệp dệt may chỉ chú trọng đến xuất khẩu mà ít quan tâm đến thị trường nội địa. Vì thế, khi phân tích thị trường dệt may trong nước, đặc biệt khi khách hàng của Công ty là các doanh nghiệp dệt may, tác giả khóa luận chú trọng nhiều về tình hình xuất khẩu của ngành dệt may trong nước.

Trước năm 1990, những năm đầu khi đất nước mới tiến hành đổi mới nền kinh tế, cũng là những năm đầu khi Công ty thành lập, ngành công nghiệp dệt may trên phạm vi cả nước chủ yếu vẫn dựa vào các thiết bị cũ được đầu tư trước đây. Lúc này, thị trường may mặc trong nước chậm phát triển, nhu cầu về phụ liệu may trong nước vẫn còn hạn chế. Song, giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2002, công cuộc đổi mới đất nước đã mở ra thời kỳ phát triển mạnh mẽ cho ngành công nghiệp, đặc biệt là với công nghiệp may. Sự đổi mới về thiết bị công nghệ, sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp nhà nước cùng sự tham gia của các khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng thị trường dệt may trong nước và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam, kéo theo sự gia tăng nhu cầu về phụ liệu may mặc, đánh dấu những biến đổi quan trọng về chất của ngành dệt may nói chung và của Công ty Phụ liệu may Nha Trang nói riêng. Sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Năm 2008, mặc dù nền kinh tế cả nước và thế giới đều suy thoái, nhưng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn tăng trưởng khá, đạt 9.12 tỷ USD. Đến nay, ngành dệt may đã trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn với kim ngạch xuất khẩu dẫn đầu trong cả nước. Năm 2012, kim ngạch dệt may hàng Việt

Nam đạt 15.1 tỷ USD, tăng 7.5% so với năm 2011, chiếm 13.2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và cao hơn so với nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch thứ 2 (là điện thoại các loại và linh kiện) tới 2.38 tỷ USD. Trong 15.1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2012, tỷ lệ nội địa hóa lượng nguyên phụ liệu có trị giá 7.4 tỷ USD, đạt 49%, trong khi tỷ lệ này năm 2011 chỉ đạt 45%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu nói chung và Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang nói riêng.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013)

Biểu đồ 2.3 – Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may xuất khẩu bình quân tháng giai đoạn 2005 - 2012

Số liệu thống kê hải quan qua nhiều năm cho thấy, mức kim ngạch bình quân tháng của nhóm hàng dệt may xuất khẩu tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ ngành dệt may trong nước đang trên đà phát triển. Đây là tiền đề cho Công ty đẩy mạnh gia tăng sản xuất, đáp ứng nhu cầu phụ liệu ngày càng nhiều của ngành dệt may nước nhà.

Tuy nhiên, sự phát triển của ngành dệt may cũng mang lại không ít các khó khăn cho Công ty. Cùng với sự phát triển của ngành, đối thủ cạnh tranh trong nước cũng ngày càng lớn mạnh, nhiều cơ sở sản xuất phụ liệu ra đời, các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng bắt đầu xâm nhập thị trường nội địa, nạn hàng giả, hàng

nhái, hàng kém chất lượng ngày một gia tăng. Bên cạnh, nhiều công ty may có xu hướng nhập khẩu nguyên phụ liệu hơn sử dụng hàng hóa nội địa, hoặc gia công với nguyên phụ liệu nhập theo yêu cầu của khách hàng quốc tế.

Biểu đồ 2.4 – Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012

Thị trường xuất khẩu hàng dệt may mang một số đặc điểm sau:

Loại hình sản xuất:

Từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công của nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu). Năm 2012, tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may cả nước, trong đó xuất gia công chiếm 75.3%. xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21.2%.

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013)

Biểu đồ 2.5 – Tỷ trọng xuất khẩu theo các loại hình của hàng dệt may năm 2012

Nắm rõ được loại hình sản xuất của các doanh nghiệp dệt may trong nước, nhiều Doanh nghiệp sản xuất phụ trợ đã chủ động tìm đến khách hàng của các doanh nghiệp dệt may, buộc các doanh nghiệp dệt may phải sử dụng nguyên phụ liệu của doanh nghiệp đó.

Tính mùa vụ:

(Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013)

Biểu đồ 2.6 – Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo tháng giai đoạn 2008 - 2012

Căn cứ vào số liệu thống kê hải quan, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may do tính chất mùa vụ nên thường bắt đầu tăng trưởng vào tháng 5 và đạt mức cao nhất vào tháng 8 hàng năm. Tháng 8 năm 2012 xuất khẩu đạt 1.52 tỷ USD, đạt mức kim ngạch kỷ lục từ trước tới nay.

Căn cứ vào tính chất mùa vụ của thị trường dệt may trong nước, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất trong ngắn hạn, đảm bảo lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu về được nhiều hơn.

Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu:

Hàng dệt may của Việt Nam xuất ra thế giới chủ yếu là nhóm hàng bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho phụ nữ và trẻ em gái (HS 6204 và HS 6104), bộ com- lê, quần áo đồng bộ, áo jacket, áo khoác thể thao, váy dài, váy, chân váy, quần dài, quần yếm, quần ống chẽn và quần soóc dành cho nam giới và trẻ em trai (HS 6203); các loại áo bó, áo chui đầu, áo cài khuy, gi-lê (HS 6110); áo phông, áo may ô và loại áo lót khác (HS 6109) …

Bảng 2.5 – Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 theo mã HS

Stt Mã HS* Trị giá (Triệu USD) Tỷ trọng (%)

1 6204 2.099 13,9 2 6203 1.831 12,1 3 6110 1.763 11,7 4 6104 1.207 8,0 5 6109 1.16 7,7 6 6201 792 5,3 7 6202 720 4,8 8 6205 632 4,2 HS khác 4.885 32,4 Tổng cộng 15.09 100,0

(Nguồn: Tổng cục Hải quan) (Ghi chú:* Thông tin về mã HS được quy định thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14/11/2011 của Bộ Tài Chính về ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam)

Đối với các doanh nghiệp chuyên sản xuất phụ liệu may mặc, cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu đối với phụ liệu nào là cao nhất, định hướng phát triển sản phẩm và xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý.

Các thị trường xuất khẩu chính:

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Biểu đồ 2.7 – Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo các thị trường chính năm 2011 và năm 2012

Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ luôn là thị trường dẫn đầu về nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch đạt 7,46 tỷ USD, chiếm 49,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân tích các thị trường xuất khẩu chính sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được các tiêu chuẩn về chất lượng, các quy định của các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may, từ đó chú trọng hơn trong việc cải tiến sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 75)