Tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 47)

f. Năng lực điều hành, quản trị

1.2.5.Tóm tắt một số công trình nghiên cứu liên quan

 Giáo sư - Tiến sĩ Chu Văn Cấp (2012), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),tạp chí Phát triển và hội nhập, số 2, trang 29.

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Hà Nam Khánh Giao về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, Giáo sư đã tiến hành phân tích những tác động tích cực (thuận lợi), và những khó khăn, thách thức của việc gia nhập WTO đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, từ đó phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp doanh nhân trên các phương diện về số lượng và quy mô, về hiệu quả, về trình độ công nghệ, về nhân lực; sau đó đề xuất 6 giải pháp bên ngoài doanh nghiệp và 4 giải pháp thuộc về doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở lý thuyết về năng lực động, Giáo sư sử dụng bộ “thang đo” năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: (1) Định hướng kinh doanh của doanh nghiệp, (2) Năng lực marketing của doanh nghiệp, (3) Năng lực sáng tạo của doanh nghiệp, (4) Năng lực tổ chức dịch vụ của doanh nghiệp, (5) Định hướng học hỏi của doanh nghiệp. Mặc dù đồng quan điểm với chuyên gia nhiều kinh nghiệm về nghiên cứu năng lực cạnh tranh như Tiến sĩ Hà Nam Khánh Giao, song bộ “thang đo” năng

lực cạnh tranh của Giáo sư thiên nhiều về định tính và khó có thể đo lường được một cách chính xác.

 Tiến sĩ Võ Trí Thành (2013), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam đang thế nào?, tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2013.

Tiến sĩ Võ Trí Thành nhìn nhận rằng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, vị trí của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu thấp đáng kể so với nhiều nước trong khu vực. Ông kết luận, các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu thiếu khả năng cạnh tranh, trong khi khu vực công nghiệp chế biến xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao hơn đáng kể.

Theo tiến sĩ, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được nhìn nhận theo các hoạt động bổ trợ (kết cấu hạ tầng “mềm” của doanh nghiệp, chất lượng và quản trị lao động, trình độ công nghệ) và các hoạt động cơ bản (hoạt động bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, sản xuất, marketing, phân phối, …). Ông cho rằng, nhìn nhận theo chi phí thấp mới chỉ là sự khởi đầu tạo khả năng cạnh tranh, ông còn so sánh sự khác biệt giữa hai cách tiếp cận phân tích tính cạnh tranh dựa trên phân tích lợi thế so sánh (tĩnh) và phân tích khả năng cạnh tranh (động).

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh theo các hoạt động bổ trợ và các hoạt động cơ bản của Tiến sĩ đã cho thấy được các yếu tố bên trong tạo nên khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, song nghiên cứu của Tiến sĩ chưa thể hiện rõ mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau.

 Nguyễn Thị Bích Liên (2012), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Khánh Hòa, khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Liên đã sử dụng mô hình lợi thế cạnh tranh của Giáo sư Michael Porter và phương pháp sử dụng ma trận hình ảnh, đồng thời thông qua các tiêu chí tài chính, nguồn nhân lực, năng lực sản xuất, năng lực quản lý, uy tín, thị phần, chất lượng sản phẩm, giá cả, phân phối và chính sách xúc tiến bán hàng để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Khánh Hòa. Khóa luận của chị đã trình bày khá rõ ràng về nội dung, phân tích

khá chi tiết các chỉ số về tài chính. Tuy nhiên, khóa luận chưa xác định rõ chuyên gia cho ý kiến là những ai, cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh đa phần dựa vào tác phẩm Competitive adventage của Michael Porter và Giáo trình quản trị chiến lược.

 Nguyễn Văn Quang (2012), Một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang, khóa luận tốt nghiệp đại học, khoa Kinh tế, trường Đại học Nha Trang.

Tác giả Nguyễn Văn Quang đã đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang thông qua nhóm các yếu tố đầu vào (bao gồm: năng lực tài chính, máy móc thiết bị, bí quyết công nghệ, nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu) và các yếu tố đầu ra (bao gồm: sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, thị phần, hoạt động marketing). Bên cạnh, tác giả còn sử dụng ma trận IFE, EFE để đánh giá môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp, và ma trận hình ảnh để đánh giá các yếu tố quyết định đến sự thành công của Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang. Tuy nhiên, luận văn chú trọng quá nhiều đến đề tài về chiến lược cạnh tranh hơn đề tài về năng lực cạnh tranh, chưa có cơ sở lý thuyết thuyết phục, chưa thấy được quan điểm của cá nhân về bản chất và nội dung của năng lực cạnh tranh. Tác giả đã đưa ra được danh sách các chuyên gia cho ý kiến về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thủy sản 584 Nha Trang, tuy nhiên, trong số 19 chuyên gia cho ý kiến, có đến 9 nhân viên nội bộ, 3 nhân viên đại lý của Công ty và 5 chủ kinh doanh lĩnh vực nước mắm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương một trình bày lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đánh giá tốt năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một việc làm giúp doanh nghiệp nhận định rõ hơn về khả năng của mình.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một khái niệm chưa có sự thống nhất và còn nhiều tranh cãi, mỗi tác giả khi viết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đều có một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có tác giả cho rằng, cần có sự so sánh giữa mình với doanh nghiệp đứng đầu, có tác giả lại quan niệm, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với chiến lược cạnh tranh và năng lực sáng tạo, có tác giả lại chú trọng đến lợi thế cạnh tranh, người khác lại chú trọng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Song đối với tác giả khóa luận, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được tính cạnh tranh trong lợi ích kinh tế và khả năng thu hút khách hàng, dựa trên việc phân tích sự tương tác giữa các yếu tố nội bộ cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với điều kiện hiện tại của môi trường bên ngoài. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các công cụ cạnh tranh và thành quả mà năng lực cạnh tranh mang lại.

Chương hai, tác giả khóa luận sẽ phân tích năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cụ thể - năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH HIỆN TẠI CỦA CTCP PHỤ LIỆU MAY NHA TRANG – ISE.Co

2.1. Giới thiệu về CTCP Phụ liệu may Nha Trang 2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ Phần Phụ Liệu May Nha Trang Tên tiếng Anh: Nha Trang Garment Acessories Joint Stock Company

Tên viết tắt: ISE Co. (International Super Economy)

Lĩnh vực kinh doanh chính: sản xuất và kinh doanh các loại phụ liệu cho ngành may mặc.

Trụ sở: 62 Lê Hồng Phong – Thành phố Nha Trang – Tỉnh Khánh Hòa

Tổng diện tích sản xuất: trên 50.000 m2 Vốn điều lệ: 18 tỷ đồng

Phương châm hoạt động: “ISE - Điểm đến cho tất cả các phụ liệu may” Lĩnh vực kinh doanh khác: Nhựa PET tái chế và Khách sạn ISE

Điện thoại : (058) 3875725, 3875728~31 (04 lines) Fax : (058) 3875726, 2874120

Email : isenhatrang@gmail.com Website : isezipper.com.vn

Sản phẩm của Công ty đã đạt được một số giải thưởng :

 Hai lần giành huy chương vàng tại hội chợ triễn lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc năm 1998 – 1999 tại Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Huân chương lao động hạng nhì năm 1991

 Giải thưởng chất lượng Châu Âu lần thứ 22 năm 1997  Giải thưởng chất lượng Quốc tế lần thứ 25 năm 1997  Huân chương lao động hạng nhất năm 2001

 Giải thưởng Sao vàng đất Việt cho thương hiệu ISE năm 2003  Thương hiệu ISE được yêu thích năm 2004 do Báo Doanh Nhân Sài Gòn bình chọn.

 Được công nhận tiêu chuẩn OEKO-TEX 100 năm 2008  Giải thưởng Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2012  Giải thưởng Hàng Việt Nam Chất lượng cao năm 2013  Nhiều bằng khen và giải thưởng khác…

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI, nhà nước tiến hành mở cửa nền kinh tế và kêu gọi các nhà đầu tư trong nước tham gia bằng nhiều chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ, tăng cường … Nhận thấy được nhu cầu may mặc trong nước và thế giới đang gia tăng, cử nhân Đặng Trang đã bảo vệ thành công luận chứng kinh tế kỹ thuật của mình. Cùng với sự hợp tác đầu tư của tập đoàn IPP (Đài Loan), ngày 10/04/1987, xí nghiệp dây khóa kéo Nha Trang được thành lập.

Ngày 02/09/1987, xí nghiệp cho ra đời sản phẩm đầu tiên mang thương hiệu TSF (Taiwan Super Factory). Lúc này, tất cả bán thành phẩm phải nhập từ Đài Loan, xí nghiệp đơn thuần chỉ gia công một số công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất dây khóa kéo trên 21 máy móc thiết bị đơn giản như máy bóc tách, máy dập chặn trên, máy dập chặn dưới, máy cắt zigzac… Toàn bộ phân xưởng sản xuất chỉ có khoảng 30 công nhân, kỹ sư vừa sản xuất vừa tự thiết kế máy.

Năm 1990 đã đánh dấu một bước ngoặt trong sự lớn mạnh của xí nghiệp. Sau khi nghiên cứu và nhìn nhận tình hình thị trường, ban lãnh đạo đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư máy móc thiết bị, xây dựng thêm phân xưởng đồng và phân xưởng nhuộm, mở rộng quy mô sản xuất lên 3.500.000 mét/năm, đồng thời hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất khép kín với việc đầu tư thêm phân xưởng đúc đầu khóa kéo đã được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam.

Ngày 28/10/1991, xí nghiệp được Ủy ban hợp tác đầu tư cấp giấy phép 267/CP trực thuộc UBND thành phố Nha Trang, hoạt động chính thức theo Nghị định số 338/HĐBT ngày 20/11/1991. Cũng vào năm đó, xí nghiệp đã mua lại toàn bộ cổ phần của IPP, trở thành doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, hoạch toán độc lập và có tài khoản riêng.

Tháng 9/1994, nhà máy dệt Nha Trang được sáp nhập vào xí nghiệp, từ đó Xí nghiệp dây khóa kéo Nha Trang được đổi tên thành Công ty phụ liệu may Nha Trang với sản phẩm mang thương hiệu ISE (International Super Economic).

Năm 2001, thực hiện Nghị quyết số 1174/QĐ-Ttg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/08/2001, Công ty đã cổ phần hóa và mang tên Công ty cổ phần Phụ liêu may Nha Trang. Với số vốn điều lệ 18 tỷ đồng, Công ty đã cổ phần hóa 100% vốn thực tế của mình, trong đó 70% do người lao động trong nội bộ công ty sở hữu, 30% còn lại bán cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp.

Năm 2002, khách sạn ISE được ra đời, đóng vai trò như một bộ phận chăm sóc khách hàng quan trọng, đồng thời là một bộ phận kinh doanh dịch vụ khác của doanh nghiệp.

Vào năm 2004, Công ty đã mạnh dạn đưa tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2000 (do BVQI cấp) vào quy trình sản suất, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, màu sắc, chủng loại, mẫu mã … và liên tục cập nhật tiêu chuẩn ISO về sau để đảm bảo yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Năm 2008, Công ty mở rộng đầu tư xưởng nhựa PET tái chế Diên Phú, và được công nhận tiêu chuẩn sản phẩm an toàn sức khỏe OEKO-TEX 100 của châu Âu, đảm bảo chất liệu thân thiện với môi trường, tiêu chuẩn chất lượng BS 3084 do

INTETEX & SGS kiểm định, thỏa mãn các yêu cầu khắc khe của thị trường quốc tế.

Bên cạnh việc đầu tư máy móc thiết bị, Công ty không ngừng việc nâng cao khả năng lao động cho cán bộ công nhân viên qua các cuộc thi tay nghề, bậc thợ, các chương trình đào tạo, học tập kĩ thuật ở nước ngoài, thúc đẩy người lao động ngày càng hoàn thiện về kĩ năng.

Trải qua gần 25 năm hoạt động, từ một xí nghiệp 2000m2 với 30 công nhân viên, nay Công ty đã mở rộng diện tích trên 50.000m2 với hơn 1000 cán bộ công nhân viên. Công ty luôn đề cao đến chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao uy tín trên thị trường và hoàn toàn chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm sản xuất đối với người tiêu dùng.

Có được thành quả như trên là nhờ sự nỗ lực và phấn đấu rất lớn của ban lãnh đạo giàu tâm huyết với Công ty cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng vươn lên. Ngày nay, Công ty được biết đến như một doanh nghiệp đầu ngành trong nước về xuất khẩu phụ liệu may mặc với đa dạng các sản phẩm.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty

2.1.3.1. Chức năng

Là một doanh nghiệp, Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang thực hiện các chức năng như sau:

 Tăng cường sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu các loại phụ liệu may như dây khóa kéo các loại, cúc kim loại, cúc nhựa, băng gai dính, thun, bút nịt, móc quần âu, phụ liệu kim loại, phụ liệu nhựa, nhựa PET tái chế, cước, … đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước và quốc tế.

 Nâng cao chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, góp phần xây dựng thương hiệu quốc gia trên thương trường quốc tế.

 Tổ chức bộ máy quản lý và mạng lưới sản xuất kinh doanh hiệu quả.

 Nâng cao tư tưởng, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm trong cán bộ công nhân viên.

 Cùng với địa phương tham gia giải quyết các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, đóng góp ngân sách địa phương, thiên tai, ô nhiễm môi trường, ủng hộ trẻ em khuyết tật, nạn nhân chất độc màu da cam, chiến sĩ biển đảo …

2.1.3.2. Nhiệm vụ

 Tiến hành các kế hoạch sản xuất kinh doanh, thực hiện đúng chức năng và quyền hạn của công ty.

 Nghiên cứu nhu cầu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng các phương án, chiến lược sản xuất - kinh doanh hiệu quả.

 Chấp hành nghiêm chỉnh và đầy đủ các chính sách pháp luật, chế độ quy định của Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Sử dụng, quản lý và phát triển vốn theo đúng quy định của pháp luật nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo tự trang trải về tài chính.

 Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, liên doanh, liên kết, hợp tác và đầu tư kinh tế.

 Sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng quy định, chính sách pháp luật, luôn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bồi dưỡng trình độ văn hóa, chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

 Tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương.

2.1.3.3. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

Về sản phẩm, Công ty Phụ liệu may Nha Trang chuyên sản xuất và kinh doanh theo đơn đặt hàng của khách hàng trong nước và quốc tế về các loại phụ liệu cho ngành may mặc như:

 Dây khóa kéo (Zipper) các loại: nylon, kim loại, plastic.  Cúc (Buttons) các loại: eyelets, kim loại, nhựa.

 Phụ liệu kim loại (Metal accessories) như: bút nịt, nối các loại, móc quần âu.  Phụ liệu nhựa (Plastic accessories)

 Phụ liệu trang trí (Trims)  Băng gai dính (Velcro Tape)  Thun (Elastic Band), …

Trong đó, dây khóa kéo được xem là sản phẩm chính của Công ty, được phát triển từ khi Công ty bắt đầu thành lập.

Xét về phạm vi thị trường, Công ty hiện đang kinh doanh trên cả hai thị trường trong nước và quốc tế.

 Thị trường trong nước:

Công ty Phụ liệu may Nha Trang ISE trực tiếp sản xuất và kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 47)