d. Điểm yếu
3.2.8.2. Nội dung phương pháp
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như cạnh tranh của doanh nghiệp, Công ty nên thường xuyên nắm bắt những thông tin thị trường, xu hướng phát triển của ngành và đầu tư tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh. Sau quá trình tìm hiểu, nắm bắt được những hạn chế của mình, Công ty nên từng bước khắc phục những yếu điểm đó, đồng thời phát huy hơn nữa những điểm mạnh của bản thân.
Bên cạnh, nếu nắm được những điểm tiến bộ của đối thủ mà bản thân Công ty có thể làm tương tự, Công ty nên chủ động thực hiện kế hoạch học hỏi. Những tiến bộ mà Công ty cần học hỏi từ chính đối thủ cạnh tranh của mình như: học hỏi về phương thức sản xuất và dây chuyền công nghệ, học hỏi về chất lượng sản phẩm, cách thức tạo ra sản phẩm mới.
Song, không phải vì việc tìm hiểu và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh mà Công ty vi phạm pháp luật, các chính sách thương mại quốc gia hay đạo đức kinh doanh. Việc học hỏi đối thủ cạnh tranh có thể được thực hiện bằng cách điều tra từ phía khách hàng (ví dụ tìm hiểu tại sao các doanh nghiệp dệt may đó không sử dụng phụ liệu của mình mà lại sử dụng phụ liệu của đối thủ) thông qua khảo sát và điều tra, hoặc thông qua các chính sách quảng cáo của đối thủ, hoặc đầu tư nghiên cứu sản phẩm mà đối thủ làm ra, …
3.2.8.3. Điều kiện thực hiện
Để tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, đòi hỏi Công ty cần có đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường tốt, nhân viên nghiên cứu và phát triển giỏi.