Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.1.2. Quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng

Không có lý thuyết “chuẩn” về năng lực cạnh tranh, do đó, khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất.

Sau đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đáng chú ý.

Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc UNCTAD (United Nations Conference on Trade and Development) “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được khảo sát dưới các góc độ sau: Có thể là năng lực của một doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị phần của mình một cách vững chắc, hoặc nó cũng có thể được định nghĩa là năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp; hoặc nó còn được định nghĩa như định nghĩa thông thường là năng lực cạnh tranh bắt nguồn từ tỷ suất lợi nhuận.

Theo nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia toàn cầu, “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.

Theo bài báo “Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO” (2012) của Giáo sư Chu Văn Cấp, “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất (vốn, sức lao động, kỹ thuật sản xuất, …) nhằm đạt tới lợi ích kinh tế cao (tối đa hóa lợi nhuận) và bền vững.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được đề cập nhiều trên các ấn phẩm kinh tế, song hiện vẫn còn chưa có sự thống nhất cao, đó là lẽ đương nhiên, bởi: nói đến cạnh tranh là cần phải xem xét đến điều kiện, bối cảnh phát triển đất nước trong từng thời kỳ cụ thể, đồng thời năng lực cạnh tranh phải thể hiện khả năng “đua tranh”, “tranh giành” giữa các doanh nghiệp và phải thể hiện bằng phương thức hay cách thức cạnh tranh phù hợp.

Theo tác giả khóa luận, có thể hiểu một cách đơn giản “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hơn, thu hút lợi nhuận nhiều hơn, cải tiến vị trí hơn so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường”.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)