Tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 134)

d. Điểm yếu

2.2.2.10.Tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh

2.2.2.10. Tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược hiện tại của doanh nghiệp nghiệp

Để đánh giá được một cách toàn diện về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần xem xét đến tính thích hợp của các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong xu hướng phát triển của nền kinh tế.

Dưới môi trường cạnh tranh như hiện nay, Công ty cổ phần Phụ liệu may Nha Trang đang chú trọng các chiến lược ngắn hạn như tập trung phát triển vào mặt hàng truyền thống – dây khóa kéo, phát triển và mở rộng thêm các sản phẩm phụ

liệu khác như: cúc các loại, băng gai dính, thun, …, cố gắng đạt được tốc độ phát triển chung của toàn ngành – 15%, tăng cường sản xuất nhằm nắm giữ 70% thị phần trong cả nước về phụ liệu may mặc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với mục tiêu hiện tại Công ty hướng đến là thị trường châu Âu.

Sau khi phân tích những thuận lợi, khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu của Công ty, ta thấy được rằng:

Thứ nhất, việc tập trung phát triển mặt hàng truyền thống của Doanh nghiệp và phấn đấu đạt được tốc độ phát triển chung của toàn ngành được xem là hợp lý bởi, thị trường dệt may trong nước đang phát triển, tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu đang gia tăng, lãi suất ngân hàng những tháng đầu năm 2013 đã bắt đầu hạ nhiệt, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2012 đã dừng lại ở mức một con số. Để thực hiện chiến lược kinh doanh này, Công ty có được lợi thế về năng lực sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại, mạng lưới phân phối rộng khắp, nhân công rẻ, …

Thứ hai, với chiến lược phát triển và mở rộng thêm các phụ liệu khác theo tác giả khóa luận là chưa thích hợp, bởi, hiện nay tốc độ GDP trong nước đang có xu hướng tăng chậm lại, nhu cầu hàng hóa hiện chưa cao, trong khi vốn cố định chiếm tỷ trọng quá cao, vốn vay vẫn còn khá nhiều, hàng tồn kho chưa được giải quyết, chất lượng lao động lại chưa cao, đội ngũ marketing thiếu chuyên nghiệp, …

Thứ ba, với chiến lược hướng xuất khẩu đến thị trường châu Âu, hiện tại tình hình kinh tế châu Âu mặc dù có dấu hiệu khắc phục suy thoái, song nhu cầu hàng hóa của thị trường này chậm tăng trưởng so với hai thị trường xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản. Do đó, theo tác giả khóa luận, chiến lược hướng xuất khẩu đến thị trường châu Âu chưa được xem là phù hợp, doanh nghiệp nên duy trì số lượng sang thị trường EU, và hướng doanh số xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang các thị trường Canada, Úc, Hàn Quốc, …

Việc thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp cần có sự phù hơn với từng thời kỳ kinh tế. Nếu hoạch định chiến lược sai, doanh nghiệp sẽ có những bước đi sai lầm, gặp rủi ro cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi mục tiêu và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện hiện tại thì sự vươn lên về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là điều tất yếu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 134)