Giải pháp thứ ba – Chính sách giá hợp lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 144)

d. Điểm yếu

3.2.3. Giải pháp thứ ba – Chính sách giá hợp lý

3.2.3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Giá cả là công cụ cạnh tranh truyền thống của hầu hết các doanh nghiệp. Giá cả là yếu tố đem lại thu nhập trực tiếp cho công ty, là thước đo của khách hàng khi mua sắm hàng hóa. Khi thị trường hàng hóa cạnh tranh ngày một gay gắt, sản phẩm có nhiều điểm đồng nhất về chất lượng, để giành lấy lợi thế trong cạnh tranh mà ngày càng nhiều các doanh nghiệp định giá theo thời giá, khi đó, giá cả sẽ phản ánh sức cạnh tranh của sản phẩm. Giá cả thể hiện một phần sự khôn ngoan của doanh nghiệp nhằm tạo ra một doanh thu thỏa đáng trong môi trường cạnh tranh.

Đối với Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang, mặc dù là doanh nghiệp nắm giữ thị phần cao với khả năng kiểm soát giá, tuy nhiên, chênh lệch giá giữa Công ty và đối thủ HKK là không nhiều. HKK là một doanh nghiệp hay tùy biến, thường xuyên cải cách kỹ thuật, lại thu hút khách hàng bằng nhiều chính sách ưu đãi, thu hút sự trung thành của khách hàng, có khả năng bức phá về giá. Nhiều hàng hóa nhập lậu tràn lan với giá bán cực rẻ, hoặc có những doanh nghiệp sẽ bán phá giá để cạnh tranh.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Để có được chính sách định giá hợp lý, Công ty cần chú trọng nhiều hơn đến quy mô và xu hướng phát triển của ngành phụ liệu, thường xuyên chú ý đến các hoạt động của đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là nạn hàng giả, hàng nhái thương hiệu của Doanh nghiệp, sản phẩm phụ liệu nhập lậu của Trung Quốc.

Bên cạnh, để có một giá thành hợp lý, Công ty cần tìm nguồn nguyên vật liệu hợp lý, cắt giảm các chi phí không mang lại hiệu quả cho Công ty, giảm lượng hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí sản xuất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu chặt chẽ, thường xuyên bảo trì máy móc thiết bị để hạn chế lượng phế phẩm, tính toán tiết kiệm trong chi phí lưu thông, cân nhắc trước các chi phí xúc tiến thương mại, tránh việc quảng cáo và khuyến mãi tràn làn không mang lại hiệu, gây tốn kém chi phí

hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, để giảm giá thành sản phẩm, Công ty cần gia tăng năng suất lao động, tăng sản lượng bán ra, làm giảm đi chi phí cố định cấu thành trong sản phẩm.

Bên cạnh đó, Công ty cần tránh lãng phí về thời gian và lãng phí về sức người, nắm bắt kịp thời nhu cầu trong và ngoài nước, chủ động thu hút và tìm kiếm khách hàng, nâng cao năng lực trước các đối thủ cạnh tranh.

Công ty cần xây dựng các chính sách giảm giá cho các khách hàng mua với số lượng lớn, các khách hàng quan trọng và trung thành đối với doanh nghiệp; tiếp cận nguồn khách hàng có thể bán với giá cao.

Tuy nhiên, không phải việc định thấp hơn đối thủ cạnh tranh lúc nào cũng mang lại hiệu quả. Nhiều khi bán giá thấp sẽ làm cho khách hàng có cái nhìn nghi ngờ về uy tín doanh nghiệp và chất lượng của sản phẩm.

Đối với những sản phẩm chủ lực của mình, để khẳng định chất lượng sản phẩm tốt, độ tin cậy cao, đồng thời mang lại lợi nhuận tương xứng với lượng lao động kết tinh trong sản phẩm, ISE nên định giá cao hơn so với đối thủ, để khách hàng nhận thấy sự khác biệt trong sản phẩm của Công ty so với các sản phẩm khác trên thị trường. Ngược lại, với những sản phẩm không phải là sản phẩm sản xuất chính, ISE nên xây dựng mức giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh, thu hút người tiêu dùng chú ý, tăng khả năng cạnh tranh về giá, từ đó tăng doanh số bán ra.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Để có được chính sách giá hợp lý, đòi hỏi Công ty cần có kế hoạch sản xuất hiệu quả, đội ngũ nhân công chuyên nghiệp và lành nghề; cơ cấu tài sản hợp lý và tư duy định giá nhạy bén trước mỗi đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)