Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí đo lường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 122)

d. Điểm yếu

2.2.2.Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty qua các tiêu chí đo lường

2.2.2.1. Thị phần:

Trong lĩnh vực sản xuất phụ liệu may mặc, khó có thể xác định chính xác tổng doanh thu của hàng hóa phụ liệu may mặc trong nước, bởi trên thị trường, tồn tại nhiều xí nghiệp và công ty cùng kinh doanh phụ liệu may, trong đó có phụ liệu chuyên dụng cho may trang phục, may giày dép, may ba lô, túi xách, … Thị trường bán sỉ phụ liệu này không dễ dàng có được thông tin chính xác. Song, mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng biệt trong một lĩnh vực hay hàng hóa nhất định. Do đó, căn cứ vào hàng hóa chủ đạo hay lĩnh vực quan trọng của từng doanh nghiệp khác nhau để có thể xác định thị phần một cách tương đối chính xác hơn.

Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang kinh doanh với rất nhiều các loại sản phẩm phụ liệu. Do đó khó có thể đánh giá toàn bộ thị phần của Công ty trên thị trường. Theo nguồn cung cấp từ phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty, thị phần phụ liệu may của tất cả các sản phẩm sản xuất của Công ty chiếm hơn 60% về

thị phần phụ liệu trong cả nước, và hiện đang là doanh nghiệp dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh phụ liệu nội địa. Điều này cho thấy, khả năng chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm của Doanh nghiệp là khá cao, chứng tỏ Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Riêng mặt hàng dây khóa kéo, thị phần của công ty đang nắm giữ trên 65%, và phấn đấu đến cuối năm 2013, thị phần của Công ty sẽ vượt mức 70% thị trường cả nước. Thị phần cho thấy vị thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường cao hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh còn lại. Song, cường độ cạnh tranh trên thị trường giữa ISE và hai đối thủ cạnh tranh hùng mạnh đang diễn ra ngày càng diễn ra gay gắt. Trong khoảng 35% thị phần còn lại, phân khúc cao cấp đa phần thuộc về Công ty YKK, phần còn lại trên phân khúc trung và thấp thuộc về công ty HKK. HKK đã tập trung thế mạnh của mình vào phân khúc thị trường giá rẻ, ngược lại, YKK lại tập trung vào phân khúc chất lượng cao. Tuy nhiên, ISE cũng có nhiều cải tiến trong chiến lược kinh doanh, khi có thể sản xuất cùng mức chất lượng của hai đối thủ với giá bán tương đương hoặc thấp hơn.

So với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất – YKK, thị phần trong nước của ISE hiện đang chiếm thị phần gấp đôi. Thế nhưng sự lớn mạnh của thương hiệu Nhật Bản này sẽ nhanh chóng trở thành đối thủ khó có thể cạnh tranh của Công ty trên phân khúc thị trường dệt may cao cấp.

Tuy nhiên, chỉ số về thị phần không thể đảm bảo tính chính xác, bởi khó có thể xác định được số liệu cụ thể và xác thực.

2.2.2.2. Doanh thu:

Doanh thu là cơ sở để xác định thị phần, nhưng doanh thu là số liệu cụ thể hơn, chính xác hơn, doanh nghiệp có thể thống kê và kiểm soát được. Do đó, doanh thu được sử dụng như một tiêu chí đo lường năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp.

Qua số liệu phân tích về doanh thu, ta thấy rằng, tình hình Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối tốt, doanh thu của năm sau luôn cao hơn doanh thu của năm trước. Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2011 tăng 6,153 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 8,871 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu của

Công ty vẫn còn ở mức thấp, năm 2011 chỉ tăng 9.63% so với năm 2010, và năm 2012 tăng 12.66% so với năm 2011, trong khi tỷ lệ tăng trưởng chung của ngành là 15%/năm. Điều này cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng về doanh thu của Công ty vẫn thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của toàn ngành, cho thấy năng lực cạnh tranh của Công ty vẫn còn nhiều yếu kém, chưa tạo được lực tương xứng với thị phần của Doanh nghiệp. Xét trên cơ cấu doanh thu theo thị trường, hơn 87% tổng doanh thu của Công ty thu được từ thị trường nội địa. Xét trên cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, dây khóa kéo vẫn là sản phẩm chủ lực của Công ty với tỷ trọng khoảng 59% tổng doanh thu.

2.2.2.3. Lợi nhuận:

Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi trong kinh tế, suy cho cùng, mục đích của các bên tham gia cạnh tranh là tối đa hóa lợi nhuận.

Bảng 2.22 – Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí của Công ty giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế (nghìn đồng) 8,154,245 8,445,941 9,675,261 Tổng Doanh thu bán hàng và dịch vụ

(nghìn đồng) 63,922,211 70,075,225 78,946,921 Tổng chi phí (nghìn đồng) 54,020,056 59,955,406 67,511,457 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 12.76 12.05 12.26 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (%) 15.09 14.09 14.33 Năm 2011, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, do đó, lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ tăng 3.58%. Đến năm 2012, áp dụng được nhiều chính sách hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí, trong khi doanh thu tăng thêm 12.66%, Công ty đã đưa được mức lợi nhuận sau thuế của mình lên 9,675 triệu đồng, tăng 1,229 triệu đồng, tương đương 14.56% so với năm 2011. Năm 2012, tốc độ gia tăng lợi nhận đã tăng lên gấp 4 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn. Lợi nhuận của Công ty không ngừng tăng lên, đảm bảo khả năng trả lãi ngân hàng, trả lương cho người lao động, có điều kiện để đầu tư các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng. Bên cạnh đó, Công ty có điều kiện tích lũy vào nguồn vốn quỹ, tái xuất khẩu và

thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội. Đó là dấu hiệu cho sức cạnh tranh lâu dài và bền vững.

Qua bảng số liệu 2.21 ta thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên chi phí có sự biến động không ổn định, cả hai tỷ suất đều giảm vào năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Xét về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 12.76%. Con số này có ý nghĩa rằng, cứ 100 đồng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì có tương ứng 12.76 đồng lợi nhuận sau thuế. Việc giảm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu vào năm 2011 cho thấy rằng, tốc độ gia tăng lợi nhuận doanh nghiệp thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh đã giảm đi so với tốc độ gia tăng của doanh thu. Khả năng thu lợi nhuận trên doanh thu đã giảm xuống. Đến năm 2012, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng trở lại.

Về tỷ suất lợi nhuận trên chi phí, năm 2010, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đạt 15.09%. Con số này nói lên rằng, cứ 100 đồng chi phí đưa vào hoạt động trong doanh nghiệp thì thu được 15.09 đồng lợi nhuận sau thuế. Vào năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí giảm đi 0.1%, điều này cho thấy rằng, tốc độ gia tăng của lợi nhuận bé hơn tốc độ gia tăng của chi phí. Điều này cho thấy rằng, khả năng kiểm soát chi phí của Công ty trong năm 2011 chưa thật sự hiệu quả. Sự tăng lên của chi phí hoặc làm giảm đi lợi nhuận của doanh nghiệp khi giữ nguyên giá bán, hoặc buộc doanh nghiệp phải nâng giá lên nếu muốn giữ nguyên lỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Kết quả phân tích cho thấy, với sự gia tăng về chi phí sẽ tạo nên những bất lợi không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Song nhìn nhận vào năm 2012, lợi nhuận của Công ty đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực trở lại.

2.2.2.4. Chất lượng sản phẩm

Một doanh nghiệp muốn tạo được uy tín và lôi kéo khách hàng về phía mình trước hết phải đảm bảo về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cho thấy được những thông số kỹ thuật mà nhà nhà sản xuất đề ra, thể hiện các đặc tính sử dụng phù hợp các yêu cầu người tiêu dùng như giá cả, thị hiếu, mức chất lượng …

Sự kết hợp giữa việc ứng dụng công nghệ hiện đại và quy trình kiểm định chất lượng nghiêm ngặt từ khâu đầu vào cho đến sản xuất, cùng với việc quản lý theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (được Tổ chức quốc tế BVQI - Vương Quốc Anh chứng nhận) nên các sản phẩm của ISE đã đạt được tiêu chuẩn BS.3084 (tiêu chuẩn Châu Âu về dây khóa kéo) và được cấp giấy chứng nhận OEKO-TEX 100 (sản phẩm an toàn sức khỏe theo tiêu chuẩn châu Âu) không phản ứng qua máy dò kim, không có hàm lượng nicken. Do đó, các sản phẩm của ISE hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng để xuất khẩu qua các thị trường khắc khe như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, …

Bảng 2.23 - Thống kê chất lượng dây khóa kéo – sản phẩm chủ lực của Công ty giai đoạn 2010 - 2012 (Đơn vị tính : %) Loại sản phẩm Loại chất lượng 2010 2011 2012 Loại 1 96.33 96.75 97.18 Loại 2 1.11 0.83 0.64 Phế phẩm 2.56 2.42 2.18

Dây khóa kéo kim loại

Vượt lệnh 1.57 1.59 2.64

Loại 1 95.36 96.16 97.45

Loại 2 2.18 1.87 1.62

Phế phẩm 2.46 1.97 0.93

Dây khóa kéo plastic

Vượt lệnh 1.89 2.67 2.56

Loại 1 97.61 97.80 98.06

Loại 2 0.70 0.90 0.96 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phế phẩm 1.69 1.30 0.44

Dây khóa kéo số 3 Nilon

Vượt lệnh 0.24 0.28 0.36

Loại 1 97.25 97.26 98.15

Loại 2 0.9 0.6 0.5

Phế phẩm 1.85 2.14 1.25

Dây khóa kéo số 5 Nilon

Vượt lệnh 0.39 0.43 0.68

Nhìn chung, tới năm 2012, tỉ lệ phế phẩm của các loại dây khóa kéo giảm một cách tương đối so với năm 2011 và năm 2010. Tuy nhiên tỉ lệ vượt lệnh của xí nghiệp dây khóa kéo thành phẩm qua các năm lại có xu hướng tăng, bởi sức ép của người tiêu dùng yêu cầu đẩy mạnh tiến độ giao hàng.

Nhờ sự đảm bảo về chất lượng và dịch vụ sau bán hàng chu đáo, được quản lý tốt nên ISE Co. luôn tạo được niềm tin và giữ được khách hàng lâu dài.

HKK, IKK và ISE đều là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chuyên về sản phẩm dây khóa kéo. Với 100% vốn đầu tư nước ngoài, YKK đã áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, sản xuất dây khóa kéo với chất lượng cao, dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Song, với công nghệ và năng lực của mình, ISE cũng có nhiều khả năng sản xuất các sản phẩm dây khóa kéo không hề thua kém YKK. Tuy nhiên, với cùng mức chất lượng tương đương, ISE không thể định giá cao như YKK, bởi lẽ, ISE chưa có đủ tuổi đời và kinh nghiệm sản xuất nhiều như YKK, phân khúc chính của ISE là phân khúc thị trường dệt may với chất lượng và giá bán trung bình, thương hiệu chưa đủ mạnh để định giá cao như YKK. Song, ISE học hỏi được chất lượng của YKK thì HKK cũng có thể học hỏi tương tự. Do đó, chất lượng sản phẩm của cả 3 tên tuổi HKK, YKK và ISE đều tiến dần đến sự tương đồng và ít có sự khác biệt, tuy nhiên, với tuổi đời, quy mô và phân khúc thị trường khác nhau, với cùng một mức chất lượng, ba doanh nghiệp sẽ đưa ra ba mức giá khác nhau.

2.2.2.5. Giá cả

ISE kinh doanh trên cả ba phân khúc thị trường, nên Công ty đa phần định giá theo chất lượng sản phẩm. Trên phân khúc thị trường dệt may cao cấp, với cùng mức chất lượng như nhau, ISE định giá thấp hơn so với YKK. Việc định giá thấp hơn có thể là lợi thế của ISE nếu khách hàng chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhiều hơn thương hiệu sản xuất ra nó, bởi trong giá bán của YKK một phần có giá trị của thương hiệu Nhật Bản này. Bên cạnh, trên thị trường dệt may bình dân, ISE cũng đưa ra mức giá cạnh tranh không thua kém mức giá mà HKK đưa ra với cùng một mức chất lượng sản phẩm. Với hơn 65% thị phần dây khóa kéo, ISE dễ dàng kiểm soát giá mà các Công ty cạnh tranh khó có thể làm được.

Bảng 2.24 – So sánh giá sản phẩm dây khóa kéo của Công ty với các đối thủ cạnh tranh năm 2012

( Đvt: Đồng/sợi )

Bảng Giá ISE YKK HKK 1/ Dây khóa kéo Nylon - Dây đóng dưới 570 1,200 556 - Dây mở dưới 1,200 1,800 1,150 2/ Dây khóa kéo kim loại - Dây đóng dưới 1,380 1,880 1,300 - Dây mở dưới 2,260 3,050 2,150

(Nguồn: Phòng kinh doanh - xuất nhập khẩu)

Biểu đồ 2.10 – So sánh giá sản phẩm của Công ty so với các đối thủ cạnh tranh năm 2012

Qua bảng và biểu đồ so sánh giá của 2 loại dây khóa kéo, có thể thấy YKK là doanh nghiệp dẫn đầu trong nước về giá bán, sự cạnh tranh còn lại chỉ diễn ra giữa ISE và HKK khi mức giá của 2 công ty này chênh lệch nhau không nhiều. Biểu đồ trên cho thấy, mặc dù ISE đã đưa ra mức giá hết sức cạnh tranh, thế nhưng mức giá ISE đưa ra vẫn có phần cao hơn so với HKK. Song, không phải chi phí cao mà ISE định giá cao hơn HKK. Mặc dù định giá cao hơn HKK nhưng sản phẩm của ISE vẫn được thị trường chấp nhận. Điều này cho thấy được sự khôn ngoan trong phương thức định giá của Doanh nghiệp, bởi lẽ, trong giá trị hàng hóa ISE một phần mang giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp, một phần tạo cho khách hàng cái nhìn khả quan về uy tín của Công ty, chất lượng sản phẩm Công ty sản xuất.

Bảng 2.25 – So sánh giá các sản phẩm dây khóa kéo có mức chất lượng tương đương với Công ty năm 2012

(Đvt : Đồng/sợi)

Loại Sản Phẩm ISE YKK HKK KCC SANEPLEX

#3IZ, N31IZ, 25cm, 2,050 6,124 2,040 1,936 #3RTT, N31, 7”, C/E 538 1,785 695 758 #3RTT, N33, 7”, C/E 491 660 695 #5D, D51, 70cm, O/E 2,201 9,243 3,150 4,080 3,842 #5M, M51AB, 7”, C/E 1,833 4,080 1,929 #5M, M51, 70cm, O/E 3,345 4,533

(Nguồn: Phòng Kinh doanh – xuất nhập khẩu)

Có thể thấy rằng, với cùng mức chất lượng tương đương, giá bán sản phẩm của ISE đa phần thấp hơn so với các đối thủ. Tùy từng doanh nghiệp, tùy từng thời điểm mà mục tiêu chính sách giá cả của Công ty là khác nhau. Với CTCP Phụ liệu may Nha Trang, sản phẩm là nguồn nguyên liệu của ngành may mặc nên khi xây dựng chính sách giá cả phải cân nhắc kỹ lưỡng để giá cả phù hợp nhằm kết tinh vào sản phẩm may mặc. Công ty luôn cân nhắc phải cố gắng hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhưng đồng thời không hạ mức chất lượng. Chính sách giá cả trong thời gian tới là cố gắng đáp ứng một mức giá linh hoạt phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Giá cả hàng hóa được xác định nhằm đảm bảo hoàn toàn các chi phí bỏ ra, đạt được mức lợi nhuận mong muốn và giá cả hàng hóa phải được thị trường chấp nhận.

Bên cạnh việc xác định giá bán của sản phẩm, Công ty cũng rất quan tâm chính sách chiết khấu đối với các khách hàng lớn, các đại lý khi họ thanh toán nhanh. Tỷ lệ chiết khấu tùy thuộc vào thời gian thanh toán và đối tượng mua hàng cũng như khối lượng hàng hóa dịch vụ. Để hỗ trợ cho chính sách phân phối công ty cũng cho phép các đại lý được thanh toán tiền hàng theo phương thức trả chậm. Chính sách này đã góp phần tăng sản lượng tiêu thụ của Công ty trong thời gian qua, mặt khác nó cũng đảm bảo phân phối hợp lý sản phẩm của Công ty trên các thị trường trong nước.

2.2.2.6. Hệ thống phân phối

Bảng 2.26 - Tình hình tiêu thụ dây khóa kéo nội địa qua 6 tháng đầu năm 2013 của Công ty

(Đơn vị tính: Nghìn đồng)

Loại kênh Doanh số Tỷ trọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 122)