f. Năng lực điều hành, quản trị
2.1.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1 – Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng Doanh thu bán hàng và dịch vụ 63,922,211 70,075,225 78,946,921 Các khoản giảm trừ doanh thu 486,228 525,221 574,102 Doanh thu thuần 63,435,983 69,550,004 78,372,819 Giá vốn hàng bán 50,600,632 56,146,923 63,541,809 Lợi nhuận gộp 12,835,351 13,403,081 14,831,010 Doanh thu hoạt động tài chính 1,276,882 1,483,444 1,838,923 Chi phí tài chính 344,134 547,221 618,212 Chi phí bán hàng 887,588 964,081 995,734 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,036,445 2,142,542 2,186,526 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10,844,066 11,232,681 12,869,461 Thu nhập khác 179,518 183,212 200,063 Chi phí khác 151,257 154,639 169,176 Lợi nhuận khác 28,261 28,573 30,887 Tổng lợi nhuận trước thuế 10,872,327 11,261,254 12,900,348 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2,718,082 2,815,314 3,225,087 Lợi nhuận sau thuế 8,154,245 8,445,941 9,675,261
Doanh thu:
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Biểu đồ 2.1 – Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của Công ty giai đoạn 2010 – 2012
Doanh thu không chỉ đơn thuần cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm mà còn giúp ta đánh giá được quy mô sản xuất của doanh nghiệp là lớn hay nhỏ, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu.
Biểu đồ trên cho ta thấy, tình hình Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ của của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012 tương đối tốt, doanh thu của năm sau luôn cao hơn doanh thu của năm trước. Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ năm 2011 tăng 6,153 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng 8,871 triệu đồng so với năm 2011. Tuy nhiên, tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp vẫn còn thấp, năm 2011 chỉ tăng 9.63% so với năm 2010, và năm 2012 tăng 12.66% so với năm 2011, trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành là 15%/năm. Song, đây vẫn là dấu hiệu tích cực trong tương lai của doanh nghiệp. Điều này cho thấy Công ty cần nỗ lực hơn nữa trong việc tăng số lượng sản xuất cũng như chiến lược đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế.
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011
+/- % +/- %
Chi phí:
Bảng 2.2 – Cơ cấu chi phí của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (+/-) (%) (+/-) (%) Giá vốn hàng bán 50,600,632 56,146,923 63,541,809 5,546,291 10.96 7,394,886 13.17 Chi phí bán hàng 887,588 964,081 995,734 76,493 8.62 31,653 3.28 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,036,445 2,142,542 2,186,526 106,097 5.21 43,984 2.05 Chi phí tài chính 344,134 547,221 618,212 203,087 59.01 70,991 12.97 Chi phí khác 151,257 154,639 169,176 3,382 2.24 14,537 9.40 Tổng chi phí 54,020,056 59,955,406 67,511,457 5,935,350 10.99 7,556,051 12.60 (Nguồn: Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu)
Qua số liệu phân tích, ta thấy:
Cùng với sự tăng lên của doanh thu, tất cả các khoản chi phí của doanh nghiệp đều tăng. Năm 2011, tổng chi phí đã tăng thêm 5,935 triệu đồng so với năm 2010, tương đương tăng 10.99%, năm 2012 tăng thêm 7,556 triệu đồng, tăng 12.60% so với năm 2011. So với tốc độ tăng doanh thu, năm 2011, trong khi chi phí tăng 10.99% thì doanh thu chỉ tăng 9.63%, chứng tỏ việc gia tăng về chi phí của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, đến năm 2012, việc tiếp tục tăng chi phí của doanh nghiệp đã mang lại hiệu quả, cụ thể, tốc độ tăng doanh thu đạt 12.66% và tốc độ tăng chi phí tương đương 12.60%. Xét trong cơ cấu chi phí, giá vốn hàng bán luôn chiếm khoảng 80% tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ, song tốc độ tăng giá vốn hàng bán các năm đều cao hơn tốc độ tăng doanh thu, điều này cho thấy việc kiểm soát chi phí sản xuất của doanh nghiệp
chưa đạt được hiệu quả. Ngược lại, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại có xu hướng tăng trưởng chậm. Bên cạnh, chi phí tài chính của doanh nghiệp đặc biệt tăng cao vào năm 2011 – tăng 59.01%, song tại thời điểm đó, doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2011 chỉ đạt được 16.18%. Năm 2012, chi phí tài chính của doanh nghiệp đã có tiến triển tốt hơn, doanh thu từ hoạt động tài chính đã tăng 23.96% và chi phí tài chính doanh nghiệp phải bỏ ra chỉ tăng 12.97%.
Sự gia tăng bất thường trong các khoản chi phí hằng năm của doanh nghiệp đòi hỏi ở bản thân doanh nghiệp cần có sự kiểm soát tốt hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là sự gia tăng của giá vốn hàng bán và chi phí tài chính của doanh nghiệp.
Lợi nhuận:
Biểu đồ 2.2 – Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2010 – 2012
Năm 2011, tốc độ tăng chi phí lớn hơn tốc độ tăng doanh thu, do đó, lợi nhuận sau thuế năm 2011 chỉ tăng 3.58%. Đến năm 2012, áp dụng được nhiều chính sách hiệu quả trong việc tiết kiệm chi phí, trong khi doanh thu tăng thêm 12.66%, Công ty đã đưa được mức lợi nhuận sau thuế của mình lên 9,675 triệu đồng, tăng 1,229 triệu đồng, tương đương 14.56% so với năm 2011.
Năm
Chỉ tiêu 2011 2012
Chênh lệch so với năm trước đó (nghìn đồng) 291,695 1,229,321 Tốc độ gia tăng (%) 3.58 14.56
Qua số liệu phân tích trên, ta thấy, tình hình lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 có sự gia tăng chưa ổn định, biên độ dao động lớn. Năm 2010, mức gia tăng lợi nhuận một con số 3.58% là một mức gia tăng lợi nhuận thấp, nguyên nhân cơ bản xuất phát từ việc kiểm soát chi phí kém hiệu quả của doanh nghiệp. Song, không thể phủ nhận sự cải biến đầy nhanh chóng của doanh nghiệp. Năm 2012, tốc độ gia tăng lợi nhận đã tăng lên gấp 4 lần so với năm trước đó. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã có hiệu quả hơn.
Cơ cấu doanh thu theo thị trường:
Bảng 2.3 – Cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2012/2011 So sánh 2012/2011 Thị trường Doanh thu (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Doanh thu (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) (+/-) (%) (+/-) (%) Nội địa 55,690,594 87.12 61,648,647 87.97 69,357,814 87.85 5,958,053 10.70 7,709,167 12.51 Xuất khẩu 8,231,617 12.88 8,426,578 12.03 9,589,107 12.15 194,961 2.37 1,162,529 13.80 Tổng cộng 63,922,211 100 70,075,225 100 78,946,921 100 6,153,014 9.63 8,871,696 12.66
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu)
Dựa vào bảng trên ta thấy, hơn 87% tổng doanh thu của Công ty thu được từ thị trường nội địa. Cùng với sự phát triển của ngành dệt may trong nước, doanh thu từ thị trường nôi địa của Công ty cũng tăng dần lên, năm 2011 tăng 10.70% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 12.51% so với năm 2011. Bên cạnh, doanh thu từ thị xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 12% tổng doanh thu, và cũng tăng dần qua các năm. Song, doanh thu từ thị trường xuất khẩu năm 2011 chỉ tăng 2.37% so với năm trước đó. Đến năm 2012, hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp đã có diễn biến tích cực hơn khi tăng mạnh đến 13.80%, tăng nhanh gấp 5.8 lần so với năm 2011, vượt mức gia tăng của doanh thu từ thị trường nội địa.
Tuy nhiên, khi xét theo cơ cấu doanh thu, tỷ trọng giữa hai thị trường có xu hướng thay đổi không đều, không có thị trường nào tăng dần về tỷ trọng, chúng chỉ dao động quanh một tỷ trọng cố định. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty khi xác định thị trường tiềm năng.
Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu không cao, song đây lại là thị trường mục tiêu để doanh nghiệp tăng sản lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường. Thị trường quốc tế là một thị trường khó hòa nhập bởi những rào cản về thủ tục hải quan, chính sách kinh tế - chính trị, bảo hộ lao động của các quốc gia, và nhiều đối thủ cạnh tranh hùng mạnh với nhiều mẫu mã, sản phẩm phong phú, chất lượng khá, giá thành khó cạnh tranh như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, …. Vì thế, đòi hỏi Công ty cần xây dựng các chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế cho riêng mình.
Đối với thị trường trong nước, công ty cần ra sức giữ vững thị phần, bởi lẽ, trên thị trường phụ liệu may mặc ngày càng xuất hiện nhiều các công ty mới vào ngành, các công ty quốc tế, và xu hướng tiêu dùng hàng ngoại đang ngày một gia tăng.
Đối với Công ty phụ liệu may Nha Trang, việc doanh thu tăng lên theo từng năm càng khẳng định hướng đi đúng đắn của Công ty trong việc định hướng sản xuất.
Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm:
Bảng 2.4 – Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm của Công ty trong giai đoạn 2010 – 2012
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Tên sản phẩm
Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % +/- % +/- % Nylon 15,194,250 29.70 16,254,368 28.61 19,137,625 29.41 1,060,118 6.98 2,883,257 17.74 Plastic 9,515,591 18.60 10,321,354 18.16 11,554,368 17.76 805,763 8.47 1,233,014 11.95 Dây
khóa
kéo Kim loại 5,962,432 11.65 6,647,705 11.70 8,048,359 12.37 685,273 11.49 1,400,654 21.07
Tổng dây khóa kéo 30,672,273 59.95 33,223,427 58.47 38,740,352 59.54 2,551,154 8.32 5,516,925 16.61
Đầu, tay khóa 4,206,636 8.22 5,023,489 8.84 5,687,475 8.74 816,853 19.42 663,986 13.22 Cúc các loại 5,383,295 10.52 5,868,947 10.33 6,352,987 9.76 485,652 9.02 484,040 8.25 Phụ liệu kim loại 3,427,659 6.70 3,985,623 7.01 4,365,214 6.71 557,964 16.28 379,591 9.52 Băng dính, thun 3,171,863 6.20 3,754,325 6.61 4,028,391 6.19 582,462 18.36 274,066 7.30 Cước 2,251,000 4.40 2,967,472 4.87 3,149,685 4.84 716,472 31.83 182,213 6.14 Nhựa PET 2,047,176 4.00 2,200,093 3.87 2,749,836 4.23 152,917 7.47 549,743 24.99
Tổng 51,159,902 100 56,823,376 100 65,073,940 100 5,663,474 11.07 8,250,564 14.52
(Nguồn: Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu)
Số liệu cơ cấu doanh thu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2010 – 2012 cho thấy rằng:
Hơn 58% doanh thu của Công ty được thu từ sản phẩm dây khóa kéo, đặc biệt, trong đó dây khóa kéo nylon mang lại cho Công ty hơn 28% tổng doanh thu. Song, sự gia tăng của sản phẩm chủ lực này lại có sự thay đổi không đồng nhất. Năm 2011, tổng doanh thu dây khóa kéo tăng thêm 8.32%, nhưng chỉ chiếm tỷ 58.47% trong cơ cấu sản phẩm, giảm 0.98% về tỷ trọng so với năm trước đó. Vào năm 2012, tổng doanh thu sản phẩm dây khóa kéo đã gia tăng tốc độ gần gấp đôi so với năm 2011, tăng nhanh 16.61%, đưa tỷ trọng của dây khóa kéo lên 59.54% trong cơ cấu doanh thu. Xét về cơ cấu doanh thu trong mặt hàng
dây khóa kéo, mặc dù là sản phẩm chủ lực, song vào năm 2011, dây khóa kéo nylon lại tăng chậm hơn so với dây khóa kéo plastic và dây khóa kéo kim loại, mức gia tăng doanh thu từ dây khóa kéo nylon chỉ dừng lại ở con số 6.98%, trong khi đó tốc độ tăng doanh thu từ dây khóa kéo plastic đạt 8.47% và doanh thu từ dây khóa kéo kim loại tăng nhanh 11.49%, kéo theo tỷ trọng của dây khóa kéo nylon tụt hạng từ 29.70% xuống còn 28.61% trong cơ cấu doanh thu. Đến năm 2012, dây khóa kéo nylon đã tăng 2.5 lần về tốc độ tăng doanh thu so với năm trước đó, vượt tốc độ gia tăng của dây khóa kéo plastic, tốc độ gia tăng đạt 17.74%, nâng tỷ trọng dây khóa kéo nylon lên mức 29.41% trong cơ cấu doanh thu theo sản phẩm. Bên cạnh, tốc độ gia tăng của dây khóa kéo plastic tuy có tăng, song tỷ trọng của dây khóa kéo plastic lại có sự giảm nhẹ qua các năm. Đáng chú ý nhất trong dòng sản phẩm dây khóa kéo là dây khóa kéo kim loại, bởi mặc dù chỉ đóng góp khoảng 11.65 – 12.37% tổng doanh thu, nhưng dây khóa kéo kim loại luôn có xu hướng gia tăng về tỷ trọng với tốc độ gia tăng dẫn đầu trong mặt hàng dây khóa kéo, năm 2012, dây khóa kéo kim loại tăng đáng kể với tốc độ gia tăng hơn 21%. Điều đó cho thấy, sản phẩm chủ lực dây khóa kéo nylon của Công ty đang có sự tăng trưởng chưa ổn định, dây khóa kéo plastic có xu hướng giảm tỷ trọng và dây khóa kéo kim loại lại có xu hướng gia tăng. Để đảm bảo cân đối trong cơ cấu doanh thu theo sản phẩm, Công ty cần chú trọng phát triển sản phẩm chủ lực của mình, đầu tư sản xuất sản phẩm dây khóa kéo kim loại và nâng cao tốc độ gia tăng doanh thu hơn nữa cho dây khóa kéo plastic.
Với khả năng đóng góp khoảng 10% doanh thu, nhưng cúc các loại lại có xu hướng giảm tốc độ gia tăng. Năm 2011, cúc các loại chỉ gia tăng 9.02% so với năm trước đó, giảm tỷ trọng từ 10.52% xuống còn 10.33% tổng doanh thu. Và vào năm 2012, tốc độ tăng doanh thu của mặt hàng tiếp tục tăng chậm lại với 8.25%, tỷ trọng doanh thu giảm xuống còn 9.76%. Điều này cho thấy rằng, tình hình tiêu thụ của sản phẩm cúc đang có xu hướng tăng chậm lại, vai trò của sản phẩm cúc trong doanh thu đang dần bị thay thế bởi các sản phẩm khác. Do đó, Công ty cần chú trọng nhiều hơn đến nhu cầu của thị trường cúc các loại, nâng cao hơn nữa sức canh tranh của sản phẩm để Công ty có thể tiếp tục phát triển dòng sản phẩm cúc.
Ngược lại với sản phẩm chủ lực, các sản phẩm như đầu, tay khóa; phụ liệu kim loại; băng gai dính, thun lại có tốc độ gia tăng đáng kể vào năm 2011 và giảm nhanh tốc độ gia tăng vào năm 2012, cụ thể, đầu, tay khóa năm 2011 tăng đến 19.42% doanh thu so với năm trước đó, song đến năm 2012 lại giảm tốc độ xuống còn 13.22%; phụ liệu kim loại từ tốc độ gia tăng 16.28% vào năm 2011 giảm còn 9.52% vào năm 2012, băng gai dính và thun giảm mạnh từ 18.36% năm 2011 xuống 7.30% vào năm 2012. Tuy nhiên, do khả năng đóng góp vào doanh thu không cao nên tỷ trọng của mỗi sản phẩm này vẫn dao động quanh một con số nhất định mặc dù tốc độ gia tăng của từng sản phẩm có biên độ dao động lớn.
Cước và nhựa PET tái chế là hai sản phẩm mới được doanh nghiệp đưa vào dây chuyền sản xuất năm 2008. Mặc dù là sản phẩm mới đưa vào sản xuất, song, doanh thu mạng lại của cước và nhựa PET vẫn tăng trưởng hằng năm. Vào năm 2011, tốc độ tăng trưởng doanh thu của cước đạt 31.83%, cước trở thành sản phẩm có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao nhất của năm. Song đến năm 2012, cước lại là sản phẩm có tốc độ tăng trưởng tệ nhất, chỉ gia tăng 6.14% doanh thu, giảm đến gần 5.2 lần so với năm 2011. Ngược lại, năm 2011 nhựa PET tái chế chỉ gia tăng 7.43% doanh thu, nhưng đến năm 2012, sản phẩm này lại có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong cơ cấu sản phẩm, gia tăng 24.99%, tăng 3.36 lần so với năm 2011. Trong cơ cấu sản phẩm, cước và nhựa PET chỉ góp phần 4 – 5% tổng doanh thu. Điều đó cho