0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của Công ty

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRAN (Trang 84 -84 )

c. Các đối thủ cạnh tranh khác

2.2.1. Các yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của Công ty

2.2.1.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp

a. Môi trường vĩ mô: môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến toàn bộ môi trường kinh doanh mà Công ty không thể kiểm soát hoặc thay đổi được, buộc Công ty thích ứng để có thể tồn tại và phát triển.

Môi trường kinh tế: môi trường kinh tế là yếu tố vận động một cách thường

xuyên nhất, khó dự đoán nhất trong các nhân tố vĩ mô. Các nhân tố quan trọng để đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:

Thứ hạng năng lực cạnh tranh của quốcgia: theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 - 2013 được Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố, Việt Nam ở vị thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát, thấp hơn 10 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái, và trở thành nước đứng áp chót về năng lực cạnh tranh trong số 8 quốc gia ASEAN được lựa chọn khảo sát. Điều này cho thấy rằng, thương hiệu Việt Nam đang tụt dần về giá trị, vị thế cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đang giảm đi rất nhiều so với các nền kinh tế của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Trong số 12

nhóm chỉ tiêu được WEF sử dụng đánh giá, Việt Nam tụt hạng ở 9 nhóm, trong đó không có nhóm nào vượt được hạng 50 và phần lớn trong số này cận kề hạng 100. Đây là dấu hiệu suy giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia về nhiều mặt. Theo WEF chỉ ra, Việt Nam đã đạt được những điểm tích cực về chất lượng thị trường lao động (hạng 51), quy mô thị trường (hạng 32), mức độ hài lòng với chăm sóc sức khỏe và giáo dục căn bản (hạng 64); song vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng (hạng 95), vấn đề tôn trọng tài sản cá nhân (hạng 113), và vấn đề bản quyền (hạng 123). Các chuyên gia thực hiện báo cáo cũng cho rằng những thách thức đang ngày một lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam và đòi hỏi những chính sách hết sức quyết đoán nhằm duy trì đà phát triển một cách bền vững. Thứ hạng năng lực cạnh tranh của quốc gia cho thấy rằng, trên thương trường cạnh tranh quốc tế, giá trị hàng hóa gắn nhãn mác “Made in Việt Nam” chưa có được thương hiệu mạnh. Thương hiệu quốc gia yếu làm giảm đi sức cạnh tranh của hàng hóa, kéo theo sự đi xuống sức cạnh tranh của Công ty. Xét trên thị trường phụ liệu may quốc tế, ta dễ dàng nhận thấy, thương hiệu dây khóa kéo ISE Việt Nam sẽ kém thu hút người tiêu dùng hơn rất nhiều lần so với thương hiệu YKK Nhật Bản.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế GDP:

Bảng 2.6 – Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2012

Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng GDP

hàng năm (%) 8.40 6.20 5.32 6.78 5.89 5.03

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Việt Nam có gia tăng, song xu hướng tăng trưởng GDP đang chậm lại trong hai năm gần đây. Khi tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại, kéo theo sự tăng trưởng không nhiều về thu nhập khả dụng trong dân cư, làm thay đổi nhu cầu của người tiêu dùng, cầu hàng hóa đối với sản phẩm có xu hướng giảm lại, tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp. GDP tăng trưởng chậm làm sức mua trong nước và nhu cầu xuất

khẩu giảm, lượng cầu đối với hàng hóa của Công ty bị giảm đi, Công ty sẽ gặp nhiều khó khăn khi các đối tác hiện tại đề nghị giảm lượng hàng đã đặt, việc tìm kiếm khách hàng mới cũng trở không dễ dàng. Bên cạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm khiến Công ty gặp không ít trở ngại trong việc huy động vốn. Do đó, khi tốc độ tăng trưởng GDP giảm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động tài chính và hoạt động sản xuất, GDP giảm tốc độ tăng trưởng làm giảm đi khả năng cạnh tranh của Công ty.

Lãi suất ngân hàng: trong những tháng cuối năm 2012 – đầu 2013, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu hạ nhiệt, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất, đầu tư và mở rộng của Công ty.

(Nguồn: laisuat.vn, 2013)

Biểu đồ 2.8 – Lãi suất trung bình 12 tháng của năm 2012

Lãi suất ngân hàng giảm sẽ khiến các doanh nghiệp dệt may đầu tư nhiều hơn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, kích cầu về nguyên phụ liệu may mặc, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đẩy mạnh sản xuất. Đồng thời khi lãi suất giảm, Doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư và vốn vay, thực hiện các chiến lược kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Lãi suất tác động trực tiếp đến việc thực hiện có thành công hay không các chiến lược cạnh tranh của Công ty.

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết, trần lãi suất Việt Nam đồng (VND) hiện nay có thể giữ ổn định tới cuối năm vì nếu giảm nữa có thể tiếp tục gây rủi ro về thanh khoản đối với các ngân hàng. (Theo Trí Thức Trẻ, tháng 6 năm 2013).

Lạm phát: lạm phát là yếu tố khó có thể lường trước được, có thể biến các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp trở thành những trò chơi rủi may.

Bảng 2.7 – Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2008 – 2012

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ lạm phát (%) 19.89 6.52 11.75 18.58 6.81

(Nguồn: vneconomy.vn, 2012). Tỷ lệ lạm phát qua các năm có sự biến đổi bất thường khó có thể kiểm soát được. Song, trong vào năm 2012, khi lạm phát dừng ở mức 6.81%, Công ty sẽ dễ dàng hơn quá trình hoạch định; dự đoán nhu cầu; các chiến lược đầu tư sẽ mang nhiều lợi nhuận hơn.

Tỷ giá hối đoái: trong những tháng đầu, tỷ giá hối đoái chậm biến động. Song vào giữa tháng 5 năm 2013, tỷ giá hối đoái đã có xu hướng tăng trở lại. Đối với Công ty, tỷ giá hối đoái có sức ảnh hưởng rất lớn. Hiện tại, doanh thu xuất khẩu của doanh nghiệp chỉ đóng góp hơn 12% tổng doanh thu, nhưng hơn 90% nguyên vật liệu của Công ty đều phải nhập khẩu. Do đó, khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng sẽ kéo theo sự tăng lên của giá mua nguyên vật liệu, làm gia tăng giá thành của sản phẩm, tạo sức ép không nhỏ cho Công ty, buộc Công ty hoặc phải giảm lợi nhuận để giữ giá bán, hoặc Công ty phải tăng giá của sản phẩm sản xuất ra, làm hạn chế đi khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường.

Quan hệ hợp tác quốc tế: sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, quan hệ hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế đươc mở rộng, ngành dệt may Việt Nam đã phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tận dụng được mối quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa Việt Nam và các nước bạn, Công ty hiện đẩy mạnh hợp tác trên nhiều phương diện như máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nguyên vật liệu, …

Môi trường tự nhiên: Trong các nhân tố vĩ mô, nhân tố tự nhiên của Công ty

là ít biến động nhất. Do Công ty sản xuất dựa trên nguyên nhiên liệu nhập khẩu, do đó ít phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên trong nước. Trong các thập

kỷ gần đây, môi trường tự nhiên đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng, điều đó đã ảnh hưởng không tốt đến xu hướng vận động của Công ty.

Công ty đặt nhà máy sản xuất tại địa bàn thành phố Nha Trang, thời tiết quanh năm thuận lợi, khí hậu ôn hòa, là nền móng vững chắc cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất. Nha Trang là vị trí thuận lợi để Doanh nghiệp phân phối sản phẩm trên mọi vùng miền, mặc dù đối với hai thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, sản phẩm của Công ty phải gánh thêm chi phí vận chuyển và các chi phí mẻ nhỏ khác. Suy cho cùng, môi trường tự nhiên của Công ty đảm bảo cho quy mô phân phối toàn quốc, là cơ sở để Doanh nghiệp nâng cao vị thế cạnh tranh của mình.

Môi trường công nghệ:

Với tốc độ phát triển nhanh của khoa học công nghệ hiện nay, hàng loạt các công nghệ sản xuất tiên tiến được ra đời. Sự ra đời của các công nghệ mới sẽ hủy diệt các công nghệ cũ, sản phẩm mới được hoàn thiện và ưu thế hơn, giá bán cũng trở nên rẻ hơn. Tuy nhiên, dây chuyền công nghệ của Công ty lại có tính khấu hao lớn, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình khai thác và nghiên cứu sử dụng công nghệ mới.

Bên cạnh, công nghệ vi tính, tia laze, hóa chất nhuộm, … cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Điều này cho thấy, các nhà quản trị trong Công ty cần xem xét một cách cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư hay cải tiến công nghệ hiện có để cải thiện chi phí và chất lượng sản phẩm, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường.  Môi trường chính trị - pháp luật: Môi trường chính trị - pháp luật tạo khuôn

khổ pháp lý cho những doanh nghiệp tham gia trên thị trường, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể kinh tế, buộc các doanh nghiệp cạnh tranh một cách công bằng, bình đẳng và lành mạnh.

Sự ổn định của chính trị nước nhà tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và tài sản của Doanh nghiệp.

Các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, các chính sách và chương trình hành động của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã tạo ra nhiều cơ hội và nguy cơ cho Doanh nghiệp. Chiến lược phát triển kinh tế quốc gia trong thời kỳ mới 2010 – 2020, chính sách về lao động, chính sách an toàn sức khỏe người tiêu dùng, chính sách bảo vệ môi trường là những chính sách có tác động điển hình.

Bên cạnh, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được bổ sung, chặt chẽ; các quy định, văn bản dưới luật của Nhà nước đã góp phần giúp Doanh nghiệp bảo vệ được các quyền lợi chính đáng, nắm bắt được các nguồn lực của thị trường trong nước, bảo hộ trước thị trường quốc tế và né tránh được các nguy cơ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo tính bình đẳng trên thị trường cạnh tranh của doanh nghiệp.

Môi trường văn hóa – xã hội: Văn hóa Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng. Trong những năm gần đây, văn hóa Việt Nam bị hòa nhập nhiều văn hóa Á Đông và phương Tây, dẫn đến sự thay đổi thói quen tiêu dùng, quan niệm sống; mối quan tâm về thời trang, chất lượng hàng hóa, sức khỏe tạo nên những cơ hội trong hoạt động kinh doanh cho Công ty.

Trình độ dân trí của dân cư ngày càng được cải thiện, tỷ lệ tăng dân số đồng đều, vừa cung cấp cho Công ty nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường tiềm năng của Công ty.

Bên cạnh đó, mức sống của người dân chưa cao, thu nhập bình quân/người/năm còn ở mức thấp, tạo nên những hạn chế trong tiêu thụ sản phẩm.

b. Môi trường vi mô

Tính chất và cường độ cạnh tranh của đối thủ hiện tại trong cùng ngành: trên thị trường sản xuất phụ liệu may mặc, tuy mức độ cạnh tranh không quá gay gắt, song, Công ty phải đối phó với nhiều đối thủ không thể coi thường, trong đó, 2 đối thủ cạnh tranh nhắc đến trên thị trường dây khóa kéo (sản phẩm chủ lực của Công ty) là Công ty dây khóa kéo Hoàn Mỹ - HKK và Công ty khóa kéo YKK Việt Nam.

Bảng 2.8 - So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty với các đối thủ cạnh tranh

Diễn giải ISE YKK HKK

 Giá cả Trung bình Cao Trung bình

 Chất lượng Tốt Rất tốt Tương đối khá

 Công nghệ Hiện đại Rất hiện đại Tương đối thấp

 Hệ thống phân phối Rộng rãi Rất rộng rãi Tương đối

 Uy tín sản phẩm Cao Rất cao Khá

 Khả năng tài chính Khá Mạnh Khá

 Năng lực sản xuất Tương đối cao Cao Tương đối

 Kinh nghiệm quản lý Tốt Nhiều kinh nghiệm Chưa cao

 Cổ đông khuyến mãi Rất ít Ít Rất ít

(Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu)

HKK được thành lập chỉ sau ISE 2 năm. Trong những năm gần đây, HKK không ngừng đầu tư cả về chiều rộng lẫn chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng lực sản xuất, HKK đã được cấp giấy chứng nhận về hệ thông quản lý chất lượng ISO 9001. Điểm mạnh của HKK là luôn có những chính sách ưu đãi riêng cho khách hàng của mình để thu hút và tạo quan hệ với khách hàng như: khi nhận yêu cầu của khách hàng HKK sẵn sàng gửi tặng mẫu thực, tiến độ sản xuất và giao hàng nhanh, giá cả thấp, khách hàng của HKK lại được ưu tiên xem xét trong việc thanh toán chậm tiền hàng… Năm 2013, HKK cũng đã được công nhận tiêu chuẩn sản phẩm an toàn sức khỏe OEKO-TEX 100 của châu Âu. Tuy nhiên đối thủ này vẫn có một số điểm yếu như: đầu tư trang thiết bị còn thiếu đồng bộ, HKK chưa áp dụng các thiết bị hiện đại như: máy soi màu quang phổ, công nghệ tự động CNC chế tạo khuôn tay khóa theo yêu cầu đặt riêng của khách hàng, thiết bị do kim, thiếu kinh nghiệm trong việc đưa sản phẩm ra sân chơi lớn hơn.

Dây khóa kéo mang nhãn hiệu YKK (Nhật Bản) đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là dòng sản phẩm cao cấp chuyên cung cấp cho các hãng may thời trang trên thế giới. Mục tiêu của YKK là nhắm vào khách hàng cao cấp. Ngoài kinh nghiệm hơn 100 năm trong nghề, và mang thương hiệu một quốc gia có chất lượng hàng đầu trên thế giới thì YKK còn có dây chuyền sản xuất vô cùng hiện đại.

Ngoài ra ngoài hai đối thủ trên, Công ty còn gặp phải các đối thủ khác như: doanh nghiệp Vỹ Thy, Công ty KCC của Đài loan, đặc biệt là hàng nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, với xu hướng phát triển ngày càng nhanh của ngành công nghiệp dệt may hiện nay, hàng loạt các cơ sở sản xuất mọc lên rải dài trên nhiều tỉnh thành của cả nước. Với ưu thế gần nguồn tiêu thụ, các cơ sở sản xuất này dễ dàng chiếm được thị trường tiêu thụ tại chỗ, đồng thời với sự hỗ trợ của địa phương và các công ty may lân cận, các cơ sở này dần nhân rộng quy mô tiêu thụ của mình lên. Khi đó, cường độ cạnh tranh của ngành phụ liệu trở nên ngày càng gay gắt hơn. Với ISE, sản phẩm dây khóa kéo có thể cạnh tranh tốt, nhưng với các phụ liệu dệt may còn lại của Công ty, ắt hẳn có phần thiệt thòi hơn so với các thủ cạnh tranh chuyên về phụ liệu đó, ví dụ như đối với sản phẩm cúc, thun, ISE không phải là thương hiệu chuyên mà các Công ty dệt may yêu dùng.  Sức ép của khách hàng: Áp lực của khách hàng đối với Công ty xuất phát từ chính khả năng mặc cả của họ, được thể hiện qua khả năng đòi giảm giá và khả năng đòi nâng cao chất lượng.

Với tốc độ phát triển của ngành dệt may hiện nay, số lượng người mua phụ liệu may không phải là một con số nhỏ, do đó, ISE không phải chịu áp lực quá lớn từ phía khách hàng. Tuy nhiên, đa phần các công ty dệt may trong cả nước đều là công ty may xuất khẩu theo hình thức gia công, do đó, khách hàng sẽ tạo sức ép về chất lượng đối với sản phẩm. Mọi doanh nghiệp luôn muốn tối ưu lợi ích mà mình thu được, vậy nên, các khách hàng may xuất khẩu không những đòi hỏi chất lượng sản phẩm của Công ty phải cao mà đòi hỏi giá cả cũng phải hợp

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ LIỆU MAY NHA TRAN (Trang 84 -84 )

×