Giải pháp thứ hai – Nâng cao chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 142)

d. Điểm yếu

3.2.2.Giải pháp thứ hai – Nâng cao chất lượng sản phẩm

3.2.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

Trên thị trường trong nước hiện nay, hàng nhập lậu, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Do đó, để có chỗ đứng bền vững trên thị trường nội địa, doanh nghiệp cần phải nâng cao chất lượng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một trong những chỉ tiêu hàng đầu khiến người tiêu dùng quyết định mua sắm hàng hóa. Sản phẩm chất lượng cao sẽ là một lợi thế của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là công cụ xây dựng nên thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp và tạo được sự trung thành từ các khách hàng. Trong cạnh tranh, chất lượng sản phẩm một phần khẳng

định nên vị trí của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, hình thành vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.

Nhằm đáp ứng tốt các nhu cầu ngày một gia tăng của thị trường dệt may trong nước, Công ty cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. Khi tỷ lệ nội địa hóa hàng dệt may trong nước gia tăng, kéo theo sự gia tăng về nhu cầu về phụ liệu trong nước, đây là cơ hội cho doanh nghiệp nắm giữ sự trung thành của khách hàng. Muốn đạt được điều đó, chắc chắn doanh nghiệp phải cải tiến chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn, vì khi chuyển từ sử dụng nguyên liệu may nhập khẩu sang mua trong thị trường nội địa, thói quen trong thị hiếu của các Công ty dệt may hay sử dụng nguyên liệu nhập khẩu trước đây luôn đòi hỏi phụ liệu chất lượng phải tốt, và đa phần các Công ty may đều là may xuất khẩu, ắt hẳn chất lượng yêu cầu không hề thấp.

3.2.2.2. Nội dung giải pháp

Để cải tiến chất lượng sản phẩm, Công ty cần phải làm tốt ngay từ công tác mua sắm nguyên vật liệu sản xuất. Để có thể mua sắm nguồn nguyên vật liệu sản xuất tốt, giá mua rẻ, Công ty cần tìm hiểu kỹ về các nhà cung cấp uy tín, chất lượng nguyên vật liệu được đảm bảo, giá cả phải chăng, và có thể cung cấp lâu dài cho Doanh nghiệp. Trong quá trình mua sắm các yếu tố đầu vào, Công ty cần kiểm tra chất lượng trước và sau khi mua, để đảm bảo tiêu chuẩn cho chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty cần theo dõi suốt quá trình làm ra sản phẩm, để đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn, cải tiến công nghệ để đạt được năng suất cao hơn và hạn chế lượng phế phẩm không mong muốn. Bên cạnh, để làm tăng giá trị của sản phẩm làm ra, Công ty nên đầu tư sáng tạo về bao bì, nhãn mác, đa dang hóa màu sắc và kiểu dáng cho sản phẩm. Mặc khác, Công ty cần đẩy mạnh hoạt động tái cơ cấu tổ chức, chú trọng đầu tư vào dây chuyền công nghệ tự động, giảm lượng hàng tồn kho, thực hiện tốt hơn nữa quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, nâng cao tay nghề người lao động.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

Việc cải tiến chất lượng đòi hỏi nhiều về yếu tố thời gian, năng lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển của Doanh nghiệp. Công ty cần phải dành nhiều

thời gian cho công tác tìm hiểu nguồn cung ứng nguyên vật liệu và máy móc thiết bị, tìm hiểu nhu cầu thị trường, nghiên cứu và học hỏi chất lượng từ đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phụ liệu may Nha Tran (Trang 142)