6. Bố cục luận văn
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm
Mặc dù việc thực nghiệm mới chỉ được triển khai tại hai trường học với số lượng bài dạy và số học sinh còn hạn chế, và những kết quả thực nghiệm trên đây có thể vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định sự thành công của đề tài. Nhưng những kết quả rất khả quan ban đầu đó đã giúp chúng tôi xác định được hướng đi của đề tài là đúng và chúng tôi có cơ sở để đưa ra những đánh giá về đề tài. Sau khi tiến hành thực nghiệm, thống kê, tổng hợp kết quả điều tra thực nghiệm ở trường THPT Minh Quang và trường THPT Nguyễn Văn Huyên, chúng tôi có những
- Kết quả điều tra ở lớp thực nghiệm 1 và lớp thực nghiệm 2 cao hơn so với kết quả ở lớp thực nghiệm đối chứng. Kết quả cao hơn này thể hiện ở chỗ: Sau giờ thực nghiệm, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở hai lớp thực nghiệm 1 và thực nghiệm 2 tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu giảm nhiều so với lớp đối chứng.
- Xét về mặt chuyên môn sư phạm: Nội dung giáo án thực nghiệm đều đạt được mục tiêu đề ra với những nội dung và phương pháp cụ thể, giáo viên và học sinh dễ dàng thực hiện. Tất cả các tiết học đều truyền tải được trọng tâm kiến thức, hoàn thành kế hoạch bài giảng về khối lượng kiến thức cũng như thời gian. Việc sử dụng, lựa chọn kết hợp các phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học trong các giờ thực nghiệm nhìn chung đã phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh trong lớp. Đa số học sinh hiểu bài, sôi nổi hào hứng trong những hoạt động tập thể như : hoạt động nhóm, giải bài tập. Song để việc thử nghiệm giáo án đạt kết quả hơn nữa, giáo viên cần có sự đầu tư kĩ lưỡng trong việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy cho chu đáo và chủ động; cần sử dụng không gian lớp học một cách sáng tạo để phù hợp với việc tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm; linh hoạt trong cách đặt câu hỏi, kích thích hứng thú học tập để tất cả học sinh đều vào cuộc một cách tự nhiên và hiệu quả.
- Xét về mặt hiệu quả thực nghiệm, việc thực nghiệm ở trường THPT Nguyễn Văn Huyên có kết quả cao hơn ở trường THPT Minh Quang. Hiệu quả này không chỉ thể hiện ở các con số thống kê kết quả thực nghiệm mà còn thể hiện rõ ở việc giáo viên dạy thực nghiệm linh hoạt và nhạy bén hơn khi dạy bằng các giáo án thực nghiệm, với các phương tiện dạy học hiện đại; học sinh mạnh dạn, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Sự chênh lệch này phần nhiều là do những yếu tố khách quan như điều kiện học tập, giao lưu văn hoá của thầy và trò trường THPT Nguyễn Văn Huyên thuận lợi, đầy đủ hơn trường THPT Minh Quang. Qua đó chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng rất lớn của điều kiện vật chất và giao lưu văn hoá tới kết quả dạy học của cả giáo viên và học sinh. So sánh kết quả giữa hai lớp được thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Văn Huyên chúng tôi thấy lớp thực
sử dụng giáo án điện tử. Điều này cho thấy nếu giáo viên biết sử dụng CNTT một cách linh hoạt, phù hợp sẽ nâng cao được hiệu quả giảng dạy của mình. Theo chúng tôi, phương pháp dù đã được đổi mới nhưng nếu thiếu phương tiện dạy học cần thiết và hiện đại thì hiệu quả dạy học sẽ gặp phải nhiều hạn chế.
Qua thực tế dự giờ chúng tôi thấy rằng giờ dạy thực nghiệm đã đảm bảo được tối đa những yêu cầu của một giờ học hình thành và cung cấp tri thức mới cho học sinh: Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn tổ chức còn học sinh tự mình hoạt động để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng dưới các hình thức thảo luận nhóm, tự đặt câu, trao đổi và đàm thoại trực tiểp với thầy cô, thi giải bài tập giữa các tổ... khiến cho giờ học thực sự sôi nổi và hiệu quả. Sau khi trao đổi chuyên môn với các giáo viên tham gia thực nghiệm, chúng tôi rút ra một kết luận: Việc sử dụng giáo án điện tử và các phương tiện dạy học hiện đại là cần thiết, sẽ giúp giáo viên thuận lợi hơn khi vận dụng phương pháp dạy học mới (linh hoạt, chủ động và tiết kiệm được thời gian) và tạo hứng thú, gây ấn tượng cho học sinh khi lĩnh hội kiến thức bài học. Song không nên lạm dụng nó mà đánh mất đi vai trò chính của người học. Phải sử dụng phù hợp, có hiệu quả, coi CNTT là phương tiện hỗ trợ dạy học. Dạy học bằng giáo án điện tử sẽ hiệu quả hơn với các bài học lý thuyết, các bài dạy kiến thức mới vì nó giúp học sinh tập trung quan sát lắng nghe, giúp giáo viên linh hoạt và tiết kiệm thời gian.
Từ kết quả và những đánh giá như trên của quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã gặt hái được những thành công đáng kể về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Không có một phương pháp dạy học nào là chuẩn mực cho giáo viên để giảng dạy cho mọi đối tượng học sinh, tất cả đều cần được đưa vào thực tế và được thực tế kiểm nghiệm. Qua thực nghiệm chúng tôi xác định được những yếu tố cơ bản chi phối quá trình thực nghiệm nói riêng và quá trình dạy học nói chung (điều kiện vật chất, giao lưu văn hoá, trình độ chuyên môn của giáo viên và khả năng nhận thức của học sinh...). Thực tế dạy thực nghiệm cũng cho thấy những yêu cầu đặc biệt của giờ dạy cung cấp tri thức lí thuyết tiếng Việt; dạy bài Nghĩa của câu
trong việc lựa chọn phương pháp dạy học; những mặt được và chưa được của đề tài. Chỉ có thực nghiệm và thông qua thực nghiệm, người nghiên cứu mới có thể nhận thức đúng đắn về giá trị và hướng đi của đề tài mà mình đang nghiên cứu là phù hợp hay chưa. Từ đó sẽ có những bổ sung điều chỉnh để đề tài vừa đảm bảo được tính khoa học, vừa có hiệu quả trong thực tế giảng dạy.
PHẦN KẾT LUẬN
1. Nếu trước đây, câu chỉ được nghiên cứu ở mặt cấu trúc ngữ pháp thì nay, nó được tìm hiểu ở cả ba bình diện: ngữ pháp - ngữ nghĩa - ngữ dụng. Tại sao lại như vậy? Xuất phát từ sự nghiên cứu về tín hiệu, người ta thấy rằng mỗi tín hiệu cần được xem xét trên ba bình diện: kết học, nghĩa học, dụng học. Mà ngôn ngữ cũng là một hệ thống tín hiệu và câu là sản phẩm được tạo ra bởi sự kết hợp các tín hiệu ngôn ngữ với nhau theo những qui tắc nhất định nên nó cũng cần được nghiên cứu trên ba bình diện: ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng.
Liên quan chặt chẽ đến việc thực hiện luận văn của chúng tôi là bình diện ngữ nghĩa của câu. Nghĩa của câu là phương diện đa dạng, phức tạp và đã được nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu như: Diệp Quang Ban, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Lân, Cao Xuân Hạo, Bùi Minh Toán, Nguyễn Thị Lương… Ở luận văn này, chúng tôi chỉ đề cập đến hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Nghiên cứu hai thành phần nghĩa này của câu để làm cơ sở, nền tảng khoa học vững chắc cho việc tìm hiểu bài Nghĩa của câu trong chương trình Ngữ văn 11, từ đó đề xuất phương pháp giảng dạy bài học này trên tinh thần đổi mới, đặc biệt là theo quan điểm giao tiếp.
Câu thực hiện chức năng công cụ tư duy, công cụ giao tiếp thông qua nghĩa của nó. Nghĩa của câu không đơn giản là một phép cộng nghĩa của các từ ngữ trong câu. Nghĩa của câu là một cấu trúc có nhiều tầng. Các tầng nghĩa trong câu phối hợp với nhau tạo ra cái nghĩa hành chức của câu. Người nói muốn người nghe phải nhận ra cái nghĩa hành chức ấy và được như vậy thì mới là hiểu nhau.
Tạo nên nội dung câu là các thành phần nghĩa của nó. Từ góc độ đó có thể hiểu, về nội dung, câu biểu thị:
- Hiện thực được phản ánh vào câu như: vật, việc, hiện tượng, hành động, trạng thái, tính chất, quan hệ… Hiện thực này sẽ tạo nên phần nghĩa miêu tả (nghĩa sự việc) của câu - phát ngôn.
- Quan hệ thái độ của người nói đối với người nghe và sự đánh giá chủ quan của người nói đối với hiện thực được nói tới trong câu. Nội dung này chính là một yếu tố tạo nên phần nghĩa tình thái của câu.
Mục đích của dạy học tiếng Việt là cung cấp tri thức tiếng Việt, nhưng quan trọng hơn là qua việc cung cấp tri thức phải rèn luyện và hình thành ở học sinh năng lực và kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở tất cả các phương diện nghe, nói, đọc, viết. Muốn đạt được mục đích này, chúng ta phải có cách thức dạy học tiếng Việt theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động ở người học. Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp (dạy giao tiếp, trong giao tiếp và bằng giao tiếp) sẽ góp phần to lớn cho việc rèn luyện học sinh ứng dụng những tri thức tiếng Việt vào trong hoạt động giao tiếp của mình đạt hiệu quả. Vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy học tiếng Việt sẽ được cụ thể hoá bằng các phương pháp, biện pháp, phương tiện, hình thức tổ chức hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học.
Thấy được vai trò của ngữ nghĩa và những ưu điểm nổi bật của quan điểm giao tiếp chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu việc dạy học bài Nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp với những phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học phù hợp nhằm phát huy tính tự học và năng lực giao tiếp cho học sinh.
2. Để kiểm chứng khả năng thực thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm tại hai trường THPT trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Quá trình thực nghiệm được tiến hành đúng phương pháp, đầy đủ quy trình, điều tra trung thực. Qua kết quả nghiên cứu và thực nghiệm, chúng tôi xác định được những kết quả bước đầu mà luận văn đạt được như sau:
- Qua việc xác định cơ sở lí thuyết, thực tiễn của đề tài, chúng tôi có được những hiểu biết cơ bản, khoa học về quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt; hiểu biết về thực trạng của việc dạy học bài Nghĩa của câu ở nhà trường phổ thông. Từ cơ sở lí thuyết cũng như thực tiễn chúng tôi đề xuất qui trình Dạy học
Qui trình bao gồm hai phần: Qui trình dạy học lí thuyết và qui trình dạy học thực hành. Hai phần này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi phần lại được cụ thể hoá bằng các hoạt động, các thao tác của thầy và trò. Mỗi hoạt động và thao tác lại được tiến hành bằng các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học tương ứng nhằm phát huy và rèn luyện kĩ năng đặt câu và thể hiện được các thành phần nghĩa phù hợp, ứng với điều kiện và hoàn cảnh giao tiếp cho học sinh.
Qua đó, chúng tôi thấy được mối quan hệ gắn bó giữa các thành tố của các quá trình dạy học, bao gồm: Mục tiêu, nội dung chương trình, SGK, phương pháp dạy học, hình thưc tổ chức lớp học và phương tiện hỗ trợ dạy học.
- Vấn đề nghiên cứu của luận văn là vấn đề thiết thực, có tính khả thi. Người nghiên cứu đã đưa ra được những mục đích, nội dung và phương pháp nghiên cứu rõ ràng, cụ thể.
- Những vấn đề lí luận đưa ra trong đề tài có cơ sở khoa học, có nguồn gốc rõ ràng. Các dẫn chứng, ví dụ minh họa phong phú, dễ hiểu. Các bài tập rèn luyện bám sát chương trình sách giáo khoa, thu hút và phù hợp với trình độ của học sinh. - Kết quả điều tra thực nghiệm đã chứng minh những hiệu quả đạt được của các phương pháp và giáo án được thực nghiệm trong luận văn. Lớp được thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn các lớp đối chứng. Điều này góp phần khẳng định tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài. Thông qua thực tế dự giờ, kết quả thực nghiệm chúng tôi thấy một thực tế: không khí và hiệu quả của lớp thực nghiệm có sử dụng CNTT cao hơn so với lớp thực nghiệm sử dụng giáo án thực nghiệm trong điều kiện bình thường. Vì thế chúng tôi khẳng định rằng phương tiện dạy học, đặc biệt là CNTT vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình dạy học. Tuy nhiên chúng ta không nên lạm dụng CNTT mà chỉ coi nó là phương tiện hỗ trợ và phải sử dụng phù hợp, có hiệu quả. Điều này đòi hỏi năng lực sư phạm của người giáo viên.
4. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, đặc biệt là quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã rút ra được nhiều vấn đề về lí luận và thực tiễn từ đó đưa ra một số đề xuất trong dạy học tiếng Việt, trong đó có hai tiết bài Nghĩa của câu.
- Quan điểm giao tiếp là quan điểm trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là trong dạy học tiếng Việt. Vì vậy, đòi hỏi mỗi giáo viên phải nắm được bản chất của quan điểm dạy học này và khi muốn áp dụng nó phải tự mình nghiên cứu và thực hành. Các tổ chuyên môn nên thành lập các chuyên đề để đưa ra họp bàn và thống nhất cách áp dụng cho có hiệu quả nhất.
- Trong quá trình dạy học giáo viên cần đa dạng hóa các hình thức học tập, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực tự học mới có thể nâng cao kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh. Để rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, khi dạy học tiếng Việt cũng cần tích hợp với văn và làm văn, kết hợp với những buổi phụ đạo, những buổi ngoại khóa, thực tế, sinh hoạt tập thể, những cuộc thi nói, thi kể truyện, thi viết…Để tạo ra một môi trường vừa học vừa chơi, khơi dậy ở học sinh hứng thú học tập và rèn luyện.
- Nhà trường phổ thông cần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học phân môn tiếng Việt bằng các hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn của giáo viên cũng như khích lệ sự quan tâm của giáo viên với việc đổi mới phương pháp, ví dụ: tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức thi giáo viên dạy giỏi ở phân môn tiếng Việt, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm dạy học tiếng Việt…
- Để hoạt động dạy học có hiệu quả cũng như để các công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy phát huy hết hiệu quả của nó, Bộ GD và ĐT cần đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học hiện đại cho các trường phổ thông; tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh được giao lưu văn hoá nhiều hơn. Điều này đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của chính sách nhà nước, sự phối hợp hỗ trợ của các ban ngành đối với ngành giáo dục.
- Vận dụng quan điểm giao tiếp vào dạy hai tiết bài Nghĩa của câu cần được thực hiện triệt để ở mọi khâu, mọi nội dung của bài. Để vận dụng quan điểm
tình huống có thể phát huy được tính tích cực của chủ thể học sinh, để học sinh thực sự đang ở trong môi trường giao tiếp và hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong đời sống được linh hoạt hơn.
- Để dạy học tiếng Việt nói chung và hai tiết bài Nghĩa của câu nói riêng theo quan điểm giao tiếp đòi hỏi phải có sự đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung chương trình SGK, phương pháp, hình thức tổ chức đến phương tiện dạy học. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản nhất đó là sự quan tâm đầu tư của ngành; ý thức trách nhiệm và trình độ chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ của thầy; ý thức và khả năng tích cực