Khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 43 - 133)

6. Bố cục luận văn

1.3. Khảo sát thực trạng dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm

SINH LỚP 11 THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

1.3.1. Nội dung chƣơng trình và sách giáo khoa.

Chương trình tiếng Việt ở SGK chỉnh lí, hợp nhất năm 2000 bao gồm có 18 bài (kể cả bài ôn tập và kiểm tra), được chia thành 33 tiết. Ở SGK Ngữ văn 11,

văn. Phần tiếng Việt (Ngữ văn chuẩn) có 11 bài (trong đó có một bài ôn tập) được chia thành 16 tiết. Tuy nhiên theo quan điểm giao tiếp kết hợp với tích hợp, tiếng Việt còn được dạy học ở bài thuộc phần Văn học (như qua phần chú thích từ ngữ, qua hoạt động phân tích phương diện từ ngữ trong văn bản Văn học, ở các mục câu hỏi đọc hiểu về ngôn ngữ trong văn bản…), và ở các bài thuộc phần Làm văn (như qua hoạt động luyện tập về các thao tác lập luận, luyện tập viết các loại văn bản, ví dụ văn bản tổng kết - loại văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính …), ở bảng tra cứu từ Hán Việt… cách xây dựng chương trình như vậy là cơ sở để cho học sinh có thể tích cực học tập, có điều kiện rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.

Trong phần dành riêng cho tiếng Việt, nội dung dạy học bao gồm hai loại bài:

A. Loại bài thiên về hình thành kiến thức, kĩ năng mới, chưa được học ở các lớp dưới.

B. Loại bài luyện tập thực hành để củng cố và nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học ở các lớp dưới.

Nội dung dạy học phần tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 11 theo chương trình chuẩn như sau:

A: Loại bài thiên về hình thành kiến thức, kĩ năng mới

B: Loại bài thực hành để củng cố, nâng cao kiến thức, kĩ năng đã học.

- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Ngữ cảnh

- Phong cách ngôn ngữ báo chí - Nghĩa của câu

- Đặc điểm loại hình của tiếng Việt - Phong cách ngôn ngữ chính luận

- Thực hành về thành ngữ, điển cố - Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

- Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu

- Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Theo chương trình, SGK tiếng Việt 11 chỉnh lí hợp nhất năm 2000, các bài cung cấp kiến thức về nghĩa của câu được sắp xếp trọn vẹn trong chương IV, bao gồm 5 bài, chia thành 8 tiết.

Kiến thức về câu với bài Nghĩa của câu trong chương trình Ngữ văn 11 thuộc nhóm bài hình thành kiến thức và kĩ năng mới. Theo PPCT Ngữ văn 11 (thực hiện tại sở GD & ĐT Tuyên Quang) số tiết học (cả chương trình chuẩn và nâng cao) dành riêng cho kiến thức này 4 tiết.

- Trong PPCT Ngữ Văn 11 chuẩn, bài Nghĩa của câu được giảng dạy và học tập ở tiết 74 và tiết 78 (tuần 19 và 20) thuộc chương trình học kì II.

- Trong PPCT Ngữ văn 11 nâng cao bài Nghĩa của câu được giảng dạy và học tập ở tiết 78 và tiết 88 (tuần 20 và 22) thuộc chương trình học kì II.

SGK đã xác định mục tiêu của bài học trên ba phương diện: tri thức, kĩ năng và thái độ. Trong đó, mục tiêu thứ hai là phần kĩ năng, hướng tới sự hình thành và nâng cao năng lực phân tích, lĩnh hội tạo lập câu đúng với các thành phần nghĩa… đã thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học một cách rõ rệt. Sau hai tiết học, học sinh sẽ biết cách sử dụng câu đúng nghĩa, đúng hoàn cảnh mà còn sáng tạo trong việc chuyển đổi nghĩa, tạo nên cá tính năng lực trong mỗi học sinh.

Về nội dung: Bài học có sự đan xen giữa lí thuyết và luyện tập, riêng chương trình nâng cao có hẳn một tiết luyện tập.

- Về lí thuyết:

Chƣơng trình chuẩn đƣa ra ba nội dung

+ Hai thành phần nghĩa của câu

+ Nghĩa sự việc và một số câu biểu hiện nghĩa sự việc

+ Nghĩa tình thái và một số phương diện thể hiện nghĩa tình thái

Nội dung trên được chia thành hai tiết, 2/3 thời lượng của mỗi tiết là luyện tập

+ Một số loại nghĩa tình thái quan trọng

Phần lí thuyết của cả hai bộ sách đã giúp học sinh hiểu và nắm vững tri thức về hai thành phần nghĩa của câu.

- Về luyện tập:

Chƣơng trình chuẩn

+ Tiết 1: bao gồm có 3 bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Bài tập 1 là bài tập yêu cầu học sinh nhận diện phân tích tìm ra nghĩa sự việc trong từng câu thơ; bài tập 2 là bài tập nâng cao, yêu cầu học sinh có kĩ năng và phân tích được sự thể hiện của hai thành phần nghĩa, được thể hiện qua những từ ngữ nào, từ đó xác định được nội dung của từng thành phần nghĩa; bài tập 3 là dạng bài tập trắc nghiệm bằng cách lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp và thể hiện đúng hai thành phần nghĩa.

+ Tiết 2: bao gồm có 4 bài tập. Bài tập 1 là bài tập nhận diện phân tích, yêu cầu học sinh phân tích sự thể hiện hai thành phần nghĩa trong từng ngữ liệu; bài tập 2 yêu cầu học sinh nhận ra được thành phần nghĩa tình thái, từ đó chỉ ra được từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái; bài tập 3 là bài tập nâng cao yêu cầu học sinh so sánh, thay thế từ đó lựa chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo câu có nghĩa tình thái phù hợp với nghĩa sự việc; bài tập 4 là bài tập vận dụng, yêu cầu học sinh tạo ra sản phẩm ngôn ngữ bằng những từ ngữ tình thái cho trước.

Hệ thống bài tập của chương trình chuẩn, về hình thức khá đa dạng, về nội dung đã bám sát lí thuyết nhằm củng cố cho học sinh khắc sâu lí thuyết, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt cho học sinh, tức đã chú ý đến quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt. Tuy nhiên, nội dung lí thuyết vẫn chiếm phần lớn thời gian nên hệ thống bài tập còn có sự eo hẹp, chưa có bài tập tạo lập đoạn văn, bài tập yêu cầu học sinh diễn đạt mẫu bằng nhiều cách khác nhau để thể hiện một trong hai thành phần nghĩa của câu, bài tập sửa các câu sai về nghĩa, sai về diễn đạt….

+ Tiết 1: bao gồm có 3 bài tập từ dễ đến khó. Bài tập 1 yêu cầu học sinh nhận biết, giúp học sinh củng cố tri thức lí thuyết được học; bài tập 2 yêu cầu học sinh nhận biết, thông hiểu sau đó tiến hành so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các câu trong từng cặp câu; bài tập 3 là dạng bài nâng cao, có tác dụng rèn luyện kĩ năng diễn đạt câu đúng với tình huống nói và ngữ cảnh sử dụng, bài tập này yêu cầu học sinh căn cứ vào các dữ liệu cho sẵn để viết những câu khác nhau thể hiện các loại nghĩa tình thái được học.

+ Tiết 2: Luyện tập. Bao gồm có 4 bài tập. Mỗi một bài tập tương đối dài, phạm vi kiến thức lớn. Bài tập 1 yêu cầu học sinh nhận biết, giúp học sinh củng cố tri thức lí thuyết được học; bài tập 2 yêu cầu học sinh phát hiện nghĩa, so sánh và rút ra nhận xét cá nhân từ đó hình thành kĩ năng nói và viết câu có hiệu quả; bài tập 3 yêu cầu học sinh nhận biết, phân tích, so sánh cách thay thế nào là phù hợp từ đó hình thành kĩ năng lựa chọn từ ngữ trong từng tình huống nói; bài tập số 4 có yêu cầu như bài tập số 3 của tiết 1.

Hệ thống bài tập chương trình nâng cao phong phú, đa dạng, có tác dụng giúp học sinh rèn luyện trình độ sử dụng tiếng Việt. Tuy nhiên vẫn chưa có bài tập tạo lập đoạn văn theo mẫu hoặc theo những yêu cầu nhất định và cũng chưa có bài tập có hình thức TNKQ nào. Như thế, theo chúng tôi vẫn chưa thực sự là đầy đủ để có thể rèn luyện kĩ năng cho học sinh ở tất cả các phương diện nghe, nói, đọc, viết.

Chương trình, SGK Ngữ Văn 11, số bài học cung cấp kiến thức về nghĩa của câu tuy không nhiều, chỉ tập trung vào hai loại: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Tuy vậy, nó đã thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt, hướng tới việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong đời sống.

Dạy học nghĩa của câu trong chương trình, SGK Ngữ văn 11 dựa trên hai cơ sở khoa học sau đây:

- Nghĩa của câu là thông tin mà câu biểu đạt. Muốn giao tiếp có hiệu quả, các đối tượng tham gia giao tiếp phải hiểu được nghĩa của câu mà người nói (viết) đưa ra.

- Nghĩa của câu được thể hiện ở hệ thống ngôn từ trong câu, kể cả những câu chỉ có một từ. Tìm hiểu nghĩa của câu có vai trò tích cực, thúc đẩy việc học phần Đọc hiểu và Làm văn có hiệu quả.

- Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái có quan hệ mật thiết với nhau và luôn tồn tại song song trong cùng một lời nói.

Cơ sở lí luận về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp

Như phần 1.2 đã nói: dạy tiếng Việt là dạy giao tiếp, trong giao tiếp và bằng giao tiếp, hướng đến việc nghe, nói, đọc, viết của học sinh có hiệu quả. Việc dạy tiếng Việt cho học sinh ngày nay phải tránh việc dạy lí thuyết chung chung, cung cấp những kiến thức hàn lâm, mơ hồ. Những kiến thức tiếng Việt được cung cấp phải thực tế, phục vụ đời sống. Việc giảng dạy nghĩa của câu với hai thành phần nghĩa cơ bản nhất là nghĩa sự việcnghĩa tình thái đã cung cấp những tri thức căn bản nhất về hai thành phần nghĩa này, giúp học sinh nhận biết, cắt nghĩa và tạo lập lời nói đảm bảo tính chính xác, đúng nghĩa; tránh được những lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu theo kiểu nôm na, thông tục. Đồng thời, việc dạy học nghĩa của câu sẽ giúp các em đọc tốt và hiểu sâu hơn về phân môn Đọc văn, từ đó tạo lập văn bản có hiệu quả về hình thức, nội dung ý nghĩa.

Khoa học công nghệ, kinh tế, đời sống phát triển đòi hỏi giáo dục đào tạo cũng phải đổi mới để thích ứng với mọi sự phát triển ấy. Dạy học theo hướng tích cực (với mọi phương pháp, hình thức, phương tiện nhằm phát huy tính tích cực) sẽ là một trong những điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục nước ta. Dạy học không những cung cấp tri thức mà còn cung cấp kĩ năng sống. Một trong những yếu tố cung cấp kĩ năng sống cho học sinh là giao tiếp. Vì vậy dạy học theo quan điểm giao tiếp sẽ giúp học sinh học tập và rèn luyện tích cực. Dạy học Ngữ văn,

đặc biệt là dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng được bắt nguồn từ sự đổi mới nêu trên.

1.3.2. Dạy và học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 ở nhà trƣờng THPT hiện nay.

Để khảo sát thực trạng việc dạy học nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11, chúng tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát ở 4 điểm trường THPT tại địa bàn huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang): Trường THPT Khánh Thiện, THPT Hà Lang, THPT Kim Bình, THPT Đầm Hồng. Các trường đều sử dụng cuốn Ngữ văn 11 chuẩn để giảng dạy.

Mục đích của quá trình điều tra khảo sát là tập trung tìm hiểu cách thức và kết quả dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.

- Về phía giáo viên

Tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn 11 ở 4 trường THPT nêu trên là 12 giáo viên. Qua thực tế dự giờ và trao đổi trực tiếp với giáo viên chúng tôi nhận thấy và rút ra mấy vấn đề cơ bản như sau:

Ƣu điểm: Giáo viên đã nhận thức rõ yêu cầu giảng dạy về nội dung cũng như phương pháp của chương trình, SGK Ngữ văn 11. Giáo viên đã cung cấp đầy đủ nội dung kiến thức về nghĩa sự việc và nghĩa tình tháì mà SGK cần cung cấp cho học sinh. Nhận thức rõ mặt hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống trong dạy học tiếng Việt, kết hợp với việc được trang bị đầy đủ và khá cơ bản về lý thuyết dạy học theo hướng tích cực… cho nên hầu hết các giáo viên đã tổ chức lớp học khá linh hoạt, đã tránh được lối dạy học đọc chép, thuyết giảng một chiều; đã coi trọng nhu cầu tiếp nhận tri thức của người học; đã vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động học tập ở học sinh. Người giáo viên chỉ đóng vai trò tổ chức, khơi gợi, nêu vấn đề; học sinh chủ động tìm ra tri thức. Việc dạy học đã có sự đổi mới khá rõ ràng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp phát huy được hiệu quả.

Giáo viên đã nhận thấy dạy tiếng Việt là cung cấp tri thức tiếng Việt, từ đó học sinh vận dụng vào hoạt động giao tiếp của mình. Vì vậy, nhiều giáo viên rất khéo léo trong việc tổ chức lớp học để đưa học sinh vào hoạt động giao tiếp, chẳng hạn: cho học sinh đàm thoại với nhau, thầy - trò đàm thoại…

Hạn chế: Hầu hết giáo viên khi dạy bài Nghĩa của câu chỉ chú trọng đến cung cấp đầy đủ nội dung kiến thức về nghĩa của câu cho học sinh; thày - trò làm việc hết công suất không bỏ lỡ một chút thời gian nào để trong 45 phút có thể cung cấp hết các tri thức trong SGK mà chưa chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng đặt câu, nắm được nghĩa của câu cho học sinh, chưa chú ý việc hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết để học sinh giao tiếp trong các môi truờng hoạt động của lứa tuổi.

Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là quan điểm dạy học mới cho nên nhiều giáo viên còn lúng túng, mơ hồ chưa xác định rõ bản chất của quan điểm dạy học này. Có giáo viên cho rằng: dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là dạy tiếng Việt bằng phương pháp giao tiếp; phát vấn, đàm thoại cho học sinh trả lời câu hỏi là dạy học theo quan điểm giao tiếp… Chính vì vậy, khi dạy bài Nghĩa của câu, giáo viên chưa thực hiện triệt để quan điểm giao tiếp, dù SGK, SGV, SBT đã thể hiện rõ quan điểm giao tiếp nhưng giáo viên thực hiện còn mờ nhạt, lỏng lẻo…

Điều đáng nói hơn nữa là nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc sử dụng phương pháp để khai thác ngữ liệu và cung cấp kiến thức lí thuyết cho học sinh vì vậy mà chưa tạo ra được môi trường giao tiếp, giờ học vẫn nặng nề về việc cung cấp tri thức.

Hoạt động nhóm không phải là hình thức tổ chức dạy học mới nhưng nó chỉ được sử dụng nhiều khi thực hiện chương trình và SGK Ngữ văn mới. Trong 12 tiết dạy, có 11/12 giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. Các nhóm được chia theo đơn vị các tổ, các dãy bàn trong lớp học (các nhóm thường rất đông). Việc tổ chức hoạt động theo nhóm thường rất vội vàng, gấp gáp, học sinh

tò mò, chú ý ở học sinh. Kết thúc thảo luận, giáo viên cho mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả, cuối cùng giáo viên chốt lại vấn đề. Theo chúng tôi, hầu hết giáo viên chưa nắm vững được yêu cầu kĩ năng, qui trình của thảo luận nhóm trong dạy học tiếng Việt. Nhiều giáo viên cho rằng dạy học theo huớng tích cực là phải có hoạt động nhóm và gượng ép, bắt buộc trong giờ dạy phải có ít nhất một lần thảo luận theo nhóm để phù hợp với xu thế chung. Vì vậy, việc tổ chức hoạt động nhóm chỉ là hình thức. Việc tổ chức giờ học như vậy không những không phát huy tính tích cực chủ động mà còn tạo ra tính thụ động, ỉ lại ở học sinh nhiều hơn.

Có một số giáo viên, khi dạy bài Nghĩa của câu thì lại đặt ra rất nhiều câu

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 43 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)