6. Bố cục luận văn
2.2.2. Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu thông qua hệ thống lời gợi dẫn
lời gợi dẫn dƣới sự định hƣớng của giáo viên.
Kiến thức trọng tâm của bài học là hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Vì vậy, giáo viên phải làm nổi bật một cách sâu sắc những đặc điểm mà SGK trình bày về hai thành phần nghĩa này.
Bước tìm hiểu và phân tích ngữ liệu là bước đặc thù trong dạy học của phân môn tiếng Việt. Đây là bước quan trọng, cơ bản trong qui trình hình thành tri thức lí thuyết và kĩ năng cho học sinh trong các bài học hình thành tri thức mới nói chung và với hai tiết của bài Nghĩa của câu nói riêng.
Tri thức lí thuyết cần cung cấp cho học sinh trong bài Nghĩa của câu tuy không nhiều nhưng rất cơ bản. Mặt khác, để dạy lí thuyết nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp, bám sát mục tiêu dạy học, hướng đến mục đích hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh… thì khi thực hiện bước thứ hai này, giáo viên và học sinh phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau. Tương ứng với mỗi thao tác dạy học giáo viên phải sử dụng những phương pháp và hình thức dạy học khác nhau, đảm bảo dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp. Có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: Phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp, phương pháp gợi mở nêu vấn đề...; các hình thức dạy học như: dạy học thông qua hoạt động học tập của học sinh và hình thức hoạt động theo nhóm…
2.2.2.1. Để hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nhận định ban đầu có tính
chất khái niệm về hai thành phần nghĩa trong câu, với cách trình bày nội dung trong SGK, giáo viên có thể sử dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ, kết hợp với trao đổi, đàm thoại. Song song với việc sử dụng các phương pháp dạy học này, giáo viên cần tiến hành tổ chức lớp học theo hình thức dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh. Học sinh hoạt động độc lập, tự mình tìm ra tri thức dưới sự định hướng của giáo viên. Giáo viên sử dụng máy chiếu projecter hoặc máy chiếu đa năng để trình chiếu ví dụ, đáp án, nhận xét, kết luận chung.
Ví dụ: Khi dạy bài Nghĩa của câu (20, T2, Tr6) giáo viên sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ: đưa ra những câu hỏi gợi ý về các cặp câu ở mục I.1 để hướng dẫn học sinh nắm được những đặc điểm cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
GV gọi HS đọc các ví dụ ở phần I trong SGK (yêu cầu đọc to, rõ ràng). - GV cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các cặp câu ở ví dụ thông qua các câu hỏi:
- Các câu trong từng cặp câu, nếu phân theo cấu tạo ngữ pháp thì là hình thức của kiểu câu nào?
- Hai câu trong mỗi cặp câu có đề cập đến cùng một sự việc không? Sự việc trong từng cặp câu là gì?
- Em hãy nhận xét về hình thức diễn đạt giữa các câu trong cặp câu a1/a2 và giữa các câu trong cặp câu b1/b2.
- GV diễn giảng: các cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc, ngoài nội dung sự việc, các em còn thấy:
- Câu nào biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc? - Câu nào biểu lộ sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?
- Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?
Sau khi học sinh trả lời các câu hỏi và đưa ra những hiểu biết ban đầu về hai thành phần nghĩa của câu ở ví dụ, giáo viên nêu câu hỏi:
- Từ sự so sánh sự giống và khác nhau giữa các ngữ liệu, các em có nhận xét như thế nào về nghĩa của câu?
Sau đó giáo viên chốt lại vấn đề và cho học sinh ghi những kiến thức cơ bản nhất.
Giáo viên có thể sử dụng phương pháp dạy học truyền thống - thông qua diễn giảng giúp học sinh nắm được mối quan hệ về hai thành phần nghĩa này: Thông thường, trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả ở những trường hợp câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách quan trung hoà.
Khi hình thành kiến thức về trường hợp: Có những trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán. Ở phạm vi kiến thức này, giáo viên sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp vấn đáp gợi tìm. Cụ thể:
- Sau khi dẫn dắt vấn đề cần tìm hiểu. Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ. - Ví dụ này gồm có mấy câu?
+ Nghĩa sự việc của câu chủ yếu được biểu hiện ở những từ ngữ nào? + Thái độ ngạc nghiên của người nói khi phát hiện ra sự thật về việc “y văn võ đều có tài cả” được thể hiện ở từ ngữ nào?
+ Ở ví dụ này, người nói còn tỏ thái độ kính cẩn đối với người nghe thông qua các từ ngữ nào?
- Ở câu thứ hai:
+ Các em có thể tìm được nghĩa sự việc trong câu không? Vì sao? + Câu chỉ có thành phần nghĩa nào? Được thể hiện qua từ ngữ nào?
+ Em hãy nêu nội dung biểu đạt của thành phần nghĩa tình thái thông qua từ ngữ cảm thán “chà chà”.
Phần giới thiệu về hai thành phần nghĩa của câu khá ngắn gọn (nhưng rất cơ bản làm nền tảng để học sinh đi sâu tìm hiểu nghĩa sự việc và nghĩa tình thái), vì vậy giáo viên không nên lan man, mất thời gian ở phần này mà cần cô đọng để học sinh nhận biết được vấn đề. Kết thúc phần kiến thức này, giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh nhắc lại một số kiến thức cơ bản được cung cấp. Trong quá trình học sinh đang nhắc lại kiến thức, giáo viên có thể trao đổi - đàm thoại với học sinh đang phát biểu về các vấn đề có liên quan như: Trong giao tiếp hằng ngày, em có đề cập đến sự việc vào trong lời nói không? Có thể hiện thái độ ở trong lời nói đó hay không?...
Kết thúc vấn đề ở phần I, giáo viên mở rộng kiến thức cho học sinh thông qua diễn giảng: Nghĩa của câu bao gồm hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Sự phân biệt này là xét theo tính chất nghĩa của câu (xét theo mối quan hệ của câu với các yếu tố bên ngoài ngôn ngữ). Còn sự phân biệt nghĩa tường minh với nghĩa hàm ẩn (đã học ở THCS) là xét theo cách thức biểu hiện nghĩa. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn không phải là hai thành phần nghĩa của câu, mà là hai loại nghĩa xét theo cách thức thể hiện.
2.2.2.2. Sau khi cung cấp kiến thức và cho học sinh phát hiện ra những
về hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái với những biểu hiện và khía cạnh của nó ở trong câu.
Phần II trình bày về nghĩa sự việc và được dạy - học ở tiết 1. Phần III trình bày về nghĩa tình thái và được dạy - học ở tiết 2. Do đặc điểm trình bày nội dung theo hướng vừa diễn dịch vừa qui nạp như trong SGK, vì vậy người giáo viên phải lựa chọn phương pháp - hình thức và phương tiện hỗ trợ dạy học phù hợp, có hiệu quả khi tìm hiểu về hai thành phần nghĩa này.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu thành phần nghĩa sự việc, giáo viên có thể nhận thấy SGK đã thể hiện khá rõ và cụ thể sự phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc khác nhau. SGK đưa ra lí thuyết trước và dẫn một hoặc hai ví dụ để chứng minh cho phần lí thuyết đã nêu. Với cách trình bày trong SGK, giáo viên khi thiết kế giáo án có thể sử dụng phương pháp dạy học truyền thống kết hợp với phương pháp phân tích ngôn ngữ, các ngữ liệu được phân tích và đặc điểm của nó được trình chiếu trên máy chiếu projecter để học sinh dễ quan sát, nhập tâm. Chẳng hạn, khi tìm hiểu câu biểu hiện hành động, giáo viên dẫn phần lí thuyết, sau đó trình chiếu ví dụ trong SGK: “Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những ngƣời đi đƣa”. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để phân tích ví dụ nhằm mục đích cho học sinh nhận thấy đây là câu biểu hiện hành động. Có thể sử dụng một số gợi dẫn sau:
- Hãy chỉ ra đối tượng được đề cập đến trong câu.
- Đối tượng được nói tới đóng vai trò là thành phần ngữ pháp nào trong câu?
- Đối tượng được nói tới có hành động gì?
Khi đưa ra loại câu biểu hiện nghĩa sự việc tiếp theo: Câu biểu hiện quá trình. Giáo viên tiếp tục dẫn phần lí thuyết và trình chiếu ví dụ: “Lá vàng trƣớc gió khẽ đƣa vèo”, phân tích ví dụ để khẳng định nghĩa sự việc trong ví dụ là biểu hiện một quá trình. Giáo viên có thể sử dụng những gợi dẫn sau:
- Sự vật em vừa nêu có những đặc điểm gì? Đặc điểm nào thể hiện quá trình của sự vật?
Giáo viên tiếp tục cung cấp cho học sinh kiến thức các loại nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc còn lại, và thực hiện bằng các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện hỗ trợ dạy học như đã nêu trên.
Để học sinh nhận biết được nghĩa sự việc của câu thƣờng đƣợc biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nhƣ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác, giáo viên nên sử dụng những câu hỏi mang tính nhận biết, tái hiện. Thông qua các ví dụ đã phân tích, giáo viên cho học sinh phát hiện ra các thành phần ngữ pháp biểu hiện nghĩa sự việc. Phần này cần tổ chức nhanh, không nên dài dòng. Nhưng thực hiện tốt chi tiết này góp phần rèn luyện được kĩ năng nhận biết và phân tích câu, các thành phần ngữ pháp của câu, thúc đẩy hoạt động nói và viết của học sinh có hiệu quả.
Khi tổ chức dạy học phần nghĩa sự việc, ngoài hình thức dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh (chủ yếu là hoạt động cá nhân) giáo viên có thể sử dụng hình thức hoạt động theo nhóm. Cách thức thực hiện như sau: giáo viên giới thiệu 6 loại nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc, sau đó giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, nêu yêu cầu cho mỗi nhóm (phân tích ví dụ của từng loại câu biểu hiện nghĩa sự việc khác nhau), mỗi nhóm sẽ được nhận một phiếu học tập có ghi sẵn hệ thống câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. Ví dụ: nhóm 1 nhận phiếu học tập số 1. Phân tích ví dụ: “Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những ngƣời đi đƣa” bằng những câu hỏi trong phiếu để phát hiện ra đây là câu biểu hiện hành động. Tương tự như vậy là các nhóm 2,3,4,5,6. Sau 5 đến 7 phút đại diện các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét và khắc sâu kiến thức.
Khi tìm hiểu thành phần nghĩa thứ hai của câu - nghĩa tình thái (tiết 2), giáo viên có thể áp dụng các phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện hỗ trợ dạy học như chúng tôi đã xây dựng khi dạy học thành phần nghĩa sự việc. Tuy nhiên khi dạy học thành phần nghĩa tình thái, giáo viên có thể sử dụng thêm phương
thành phần nghĩa. Giáo viên thực hiện bước này sau khi đã giúp học sinh tìm hiểu hết các khía cạnh của nghĩa tình thái. Giáo viên nên lấy một ví dụ trong phần luyện tập để phân tích. Chẳng hạn xét câu thơ sau:
“Ngoài này nắng đỏ cành cam Chắc trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa”.
(Tố Hữu, Tiếng hát sang xuân) - Cảm nhận ban đầu của em về câu thơ lục bát này?
- Em hãy cho biết nhà thơ Tố Hữu đã nhắc đến hiện tượng gì? Hiện tượng này có đặc điểm gì? Hãy cho biết nghĩa sự việc của câu.
- Hãy tìm từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong câu thơ? Từ ngữ tình thái đó thể hiện thái độ, tình cảm của nhà thơ đối với hiện tượng được nhà thơ nói tới như thế nào?
- Vậy hai thành phần nghĩa của câu khác nhau như thế nào?
Qua so sánh, học sinh sẽ hiểu sâu sắc hơn về kiến thức lí thuyết được cung cấp. Đồng thời góp phần rèn luyện kĩ năng phân tích, lập luận so sánh trong làm văn, tạo lập văn bản có hiệu quả cao.
2.2.2.3. Bài Nghĩa của câu trong SGK Ngữ văn nâng cao cũng có thời lượng hai tiết. Tiết 1 của bài cung cấp những kiến thức ban đầu về hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Phần trình bày về các vấn đề lí thuyết nghĩa của câu trong SGK nâng cao tương tự như phần trình bày lí thuyết trong SGK chuẩn. Điểm khác là SGK nâng cao không có mục giới thiệu và tìm hiểu về thành phần nghĩa sự việc mà chỉ tập trung vào thành phần nghĩa tình thái. Vì vậy, giáo viên khi thiết kế giáo án, tổ chức dạy học có thể áp dụng các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học như chúng tôi đã xây dựng cho bài Nghĩa của câu ở chương trình chuẩn đã nêu trên.
SGK Ngữ văn nâng cao thường được dạy ở các lớp chuyên, lớp chọn. Những lớp học này có ưu thế và thuận lợi hơn các lớp đại chà là có nhiều học sinh khá, giỏi và có năng khiếu thực chất khi học môn Ngữ văn. Chính vì vậy, dù SGK
trình nâng cao có thể tham khảo thành phần nghĩa sự việc trong SGK chuẩn để giới thiệu cho học sinh, để học sinh có cái nhìn tổng thể về hai thành phần nghĩa, giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả hơn.
2.2.3. Giáo viên hƣớng dẫn học sinh hình thành tri thức, kĩ năng
Để thực hiện bước thứ ba này, giáo viên cần phải dẫn dắt cho học sinh để học sinh tư duy, tổng hợp, khái quát và đưa ra được sự hiểu biết của mình về hiện tượng ngôn ngữ đang nghiên cứu. Phần này, giáo viên để cho học sinh hoạt động cá nhân.
Ví dụ: Sau khi tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu và đi sâu tìm hiểu thành phần nghĩa sự việc (tiết 1), thành phần nghĩa tình thái (tiết 2) giáo viên cần nêu câu hỏi mang tính tổng hợp để học sinh khái quát, tổng hợp rút ra vấn đề.
- Qua tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu và tìm hiểu thành phần nghĩa sự việc, em có thể trình bày những hiểu biết của em về thành phần nghĩa sự việc của câu?
- Qua tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu và tìm hiểu thành phần nghĩa tình thái, em có thể trình bày những hiểu biết của em về thành phần nghĩa tình thái của câu?
Để kiểm tra mức độ hiểu bài, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết, giáo viên dành 3 đến 4 phút để cho mỗi học sinh đặt một hoặc hai câu có chứa hai thành phần nghĩa vừa được tìm hiểu. Hoặc có thể yêu cầu các em đặt câu theo gợi dẫn của bài tập, ví dụ: đặt câu biểu hiện quá trình, tính chất, đặc điểm… hay đặt câu thể hiện tình cảm thân mật, gần gũi; thái độ bực tức, hách dịch; thái độ kính cẩn…Cùng thời gian, giáo viên cho cả lớp làm bài, đồng thời gọi hai học sinh lên bảng làm bài trên bảng. Kết quả bài làm của các em phải được thể hiện ra giấy; giáo viên thu bài làm và kiểm tra kết quả bài làm của hai học sinh được gọi lên bảng; giáo viên nhận xét, đánh giá (hoạt động học tập này nên thực hiện ở cả hai