Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 32 - 33)

6. Bố cục luận văn

1.1.2.2.2. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong

Xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn có thể là đơn giản, có thể là phức hợp, nhiều thành phần.

(86) Tan học. Mưa to. Cô giáo bảo học trò: - Bao giờ tạnh mưa mới về.

(87) Bao giờ cạn lạch Đồng Nai, Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

(Ca dao)

Xét ví dụ (86) và (87) ta thấy: nghĩa của cả hai phát ngôn đều phụ thuộc vào mẫu câu biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả: Bao giờ A mới B.

Nghĩa của phát ngôn ở (86) gồm hai thành phần:

- Thành phần nghĩa xét theo câu chữ: khi nào hết mưa mới ra về.

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống nói: trời đang mưa mà lại nói “Bao giờ tạnh mưa mới về” thì có thể suy ra chƣa nên về bây giờ vì trời đang mƣa.

Nghĩa của phát ngôn ở (87) gồm ba thành phần:

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống nói: thừa nhận lúc nói này chưa xảy ra sai lời nguyền.

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ, tình huống nói và tương lai: không bao giờ sai lời nguyền cả bởi vì hôm nay và sau này, không có chuyện cạn lạch Đồng Nai, nát chùa Thiên Mụ.

Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra, nếu xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn gồm có:

- Nghĩa biểu đạt bằng câu chữ, đó là nghĩa tường minh.

- Nghĩa gián tiếp suy ra từ câu chữ và tình huống nói, đó là nghĩa hàm ẩn.

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 32 - 33)