Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 54 - 55)

6. Bố cục luận văn

2.1.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao

2.1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU, NỘI DUNG DẠY HỌC NGHĨA CỦA CÂU THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP

2.1.1. Xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp tiếp

2.1.1.1. Cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp điểm giao tiếp

Để đưa ra mục tiêu dạy học nghĩa của câu ở chương trình, SGK Ngữ văn 11, các nhà nghiên cứu giáo dục, xây dựng chương trình dạy học cũng phải căn cứ vào những cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và hoạt động tâm lý lứa tuổi của học sinh… qua nghiên cứu một số tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình SGK Ngữ văn THPT nói chung và Ngữ văn 11 nói riêng chúng tôi đưa ra cơ sở để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp như sau:

- Cơ sở thứ nhất để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu là mục tiêu chung của dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THPT. Mục tiêu của môn Ngữ văn là củng cố, nâng cao và hoàn thiện năng lực Ngữ văn của học sinh, cụ thể: năng lực sử dụng tiếng Việt, năng lực tiếp nhận văn học và năng lực tạo lập văn bản. Từ đó trang bị cho học sinh công cụ học tập và sinh hoạt, nhận thức về xã hội và con người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm (đặc biệt là tư tưởng nhân văn và tình cảm thẩm mĩ)

- Cơ sở thứ hai để xác định mục tiêu dạy học nghĩa của câu là sự thống nhất về mục tiêu của phân môn tiếng Việt với mục tiêu nói trên của môn Ngữ văn. Mục tiêu quan trọng nhất của dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là góp phần thực hiện mục tiêu chung của dạy học môn Ngữ văn: Hình thành, phát triển cho học sinh kĩ năng, năng lực hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt (nâng cao kĩ năng

sinh một số kiến thức không chỉ thiên về kiến thức ngôn ngữ thuần tuý mà còn phải chú ý dạy cho học sinh các qui tắc sử dụng tiếng Việt (đặt kiến thức ngôn ngữ đã học trong mối quan hệ hành chức). Ngôn ngữ là công cụ để tư duy, vì vậy năng lực tư duy gắn liền với năng lực ngôn ngữ nên thông qua việc tạo ra cho học sinh năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt phải rèn luyện nâng cao năng lực tư duy.

Mặt khác, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng thành thạo trong việc sử dụng tiếng Việt (mục tiêu hàng đầu) thì nhà trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một số kiến thức cần thiết tối thiểu về ngôn ngữ học và về tiếng Việt. Đó là những kiến thức làm nên vốn hiểu biết cần có của một người đạt trình độ học vấn phổ thông. Đó cũng là những kiến thức làm nền tảng cho người học rèn luyện các kĩ năng sử dụng thành thạo tiếng Việt một cách có ý thức, tự giác. Tuy nhiên cần nhận thức rằng nhà trường phổ thông chủ yếu dạy cho học sinh học tiếng Việt chứ không phải dạy cho học sinh học khoa học nghiên cứu về tiếng Việt.

- Cơ sở thứ ba để xác định mục tiêu dạy học về kiến thức nghĩa của câu là vai trò, vị trí của ngữ nghĩa đối với hoạt động giao tiếp. Yêu cầu nói (viết) rõ nghĩa, chứa đựng thông tin, phù hợp, có hiệu quả trong từng hoàn cảnh giao tiếp nhất định là yêu cầu chung và có tính chất bắt buộc đối với tất cả mọi người khi tham gia vào hoạt động giao tiếp. Nhiều học sinh, kĩ năng viết câu rất kém, thường lủng củng, tối nghĩa…vì vậy việc nói (viết) đúng hay không đúng nghĩa là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Việt của người nói (viết) trong hoạt động giao tiếp. Vì vậy, kiến thức nghĩa của câu là kiến thức cần và quan trọng với mọi người và kiến thức này phải được rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nghĩa của câu là phần kiến thức cơ bản và rất được coi trọng ở cấp THPT. Người giáo viên Ngữ văn phải xác định được vai trò, vị trí của nó để từ đó xây dựng phương pháp, cách thức giảng dạy phù hợp để có thể đạt được mục tiêu mà bài Nghĩa của câu đặt ra.

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)