6. Bố cục luận văn
2.1.2. Xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp
thời thấy được vai trò của việc học nghĩa của câu đối với việc học văn và làm văn. Hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giúp học sinh có trách nhiệm trau dồi, bồi dưỡng ngôn ngữ mẹ đẻ, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.
Với những mục tiêu cần đạt của bài Nghĩa của câu, chúng ta thấy mục tiêu của bài đã thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt. Mục tiêu đó góp phần nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh có hiệu quả hơn.
2.1.2. Xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. tiếp.
2.1.2.1. Cơ sở để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.
- Cơ sở đầu tiên để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu là chuẩn kiến
thức và kĩ năng được xây dựng trong chương trình. Trong chương trình Ngữ văn 11 chuẩn, chuẩn kiến thức của bài Nghĩa của câu (2 tiết) bao gồm: hai thành phần nghĩa của câu, khái niệm về nghĩa sự việc và nghĩa tình thái và những biểu hiện thường thấy của hai thành phần nghĩa này ở trong câu. Trong chương trình nâng cao, chuẩn kiến thức của bài Nghĩa của câu bao gồm: hai thành phần nghĩa của
phần nghĩa tình thái. Tiết 2 là luyện tập về nghĩa của câu. Với chuẩn kiến thức như vậy, học sinh hoàn toàn có đủ thông tin về hai thành phần nghĩa, có thể vận dụng kĩ năng đối với việc phân tích và tạo lập câu.
- Cơ sở thứ hai để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu là những tri thức về nghĩa của câu với hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Đó là các biểu hiện như: đối tượng (sự việc, sự tình) được đề cập trong câu; phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc; những khía cạnh biểu hiện nghĩa tình thái trong câu. Đây là những tri thức ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu và đã thu được những thành tựu lớn, có tính chất ổn định. Đó cũng là những tri thức nền tảng, cơ sở để các nhà soạn sách xác định nội dung dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11.
- Cơ sở thứ ba để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu là căn cứ vào kĩ năng nghe, nói, đọc, viết câu của học sinh còn nhiều hạn chế (trong đó có vấn đề về nghĩa của câu). Đa số các em chỉ chú ý đến mặt biểu hiện của câu chứ chưa chú ý đến mặt nghĩa của câu hoặc sử dụng nghĩa do thói quen nhiều hơn là do việc sử dụng lựa chọn một cách tự giác, có ý thức. Vì vậy, việc cung cấp kiến thức nghĩa của câu ở lớp 11 là hoàn toàn khoa học, cung cấp thêm kĩ năng diễn đạt câu đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể; giúp các em linh hoạt, tự tin, khẳng định năng lực cá nhân trong từng hoàn cảnh, với từng đối tượng giao tiếp và đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.
- Cơ sở thứ tư để xác định nội dung dạy học nghĩa của câu là xuất phát từ việc dạy học nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là quan điểm dạy học có tính chất hệ thống, xuyên suốt từ tiểu học đến THPT. Nội dung dạy học nghĩa của câu được nâng cao ở chương trình THPT nhằm cung cấp các kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu, đặt câu để thể hiện các thành phần nghĩa phù hợp nhất. Chính vì vậy, nội dung bài học về nghĩa của câu phải được xây dựng theo quan điểm giao tiếp, hướng vào hoạt động giao tiếp cho học sinh.
Bài Nghĩa của câu trong chương trình, SGK Ngữ văn 11 bao gồm hai tiết.
Chương trình, SGK Ngữ văn 11 (chuẩn)
Nội dung bài học nhằm cung cấp cho học sinh nhận biết được câu có hai thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc); bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. Thành phần nghĩa thứ nhất được gọi là nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai được gọi là nghĩa tình thái.
Cần cung cấp cho học sinh những đặc trưng, biểu hiện cụ thể của hai thành phần nghĩa:
- Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng, thuộc nhiều loại khác nhau, nên nghĩa của câu cũng gồm nhiều loại: hành động, trạng thái, tính chất, đặc điểm, quá trình, tồn tại, quan hệ… Các thành phần tham gia biểu hiện nghĩa sự việc: chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.
- Nghĩa tình thái rất phức tạp, gồm nhiều khía cạnh. Trong bài học chỉ hạn chế ở hai loại nghĩa tình thái: sự nhìn nhận, đánh giá, thái độ của người nói (người viết) đối với sự việc được đề cập đến trong câu như: khẳng định tính chân thực, phỏng đoán sự việc, đánh giá về mức độ hay số lượng…và tình cảm, thái độ của người nói (người viết) đối với người nghe (người đọc) như: tình cảm thân mật gần gũi, thái độ bực tức, hách dịch, thái độ kính cẩn…
- Thông thường, trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa này hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả ở những trường hợp câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách quan trung hoà. Nhưng cũng có trường hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.
Chương trình, SGK Ngữ văn 11 (nâng cao)
Nội dung bài học nhằm cung cung cấp cho học sinh: hai thành phần tạo nên nghĩa của câu: thành phần phản ánh sự tình, gọi là nghĩa sự việc, và thành phần
thoại, gọi là nghĩa tình thái. Tuy nhiên SGK không dành một mục để tìm hiểu thành phần nghĩa sự việc mà chỉ đi sâu tìm hiểu thành phần nghĩa nghĩa tình thái, SGK tập trung quan tâm tới hai loại: nghĩa tình thái hƣớng về sự việc và nghĩa tình thái hƣớng về ngƣời đốí thoại. Kiến thức cần cung cấp giữa SGK nâng cao và SGK chuẩn thì gần như có sự thống nhất, tuy nhiên cách diễn đạt thì đôi chỗ có sự khác nhau.
Trên đây là nội dung kiến thức cần cung cấp cho học sinh khi dạy bài
Nghĩa của câu. Qua nghiên cứu nội dung của bài, chúng tôi thấy nội dung của bài đã đảm bảo đúng kiến thức, kĩ năng, phù hợp với trình độ nhận thức chung của học sinh lớp 11, thể hiện tương đối rõ ràng quan điểm đổi mới trong dạy học hiện nay, đặc biệt là dạy học theo quan điểm giao tiếp.
2.2. Dạy học lí thuyết nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp. giao tiếp.
Lí thuyết về nghĩa của câu bao gồm các dấu hiệu biểu hiện. Việc hình thành nội dung lí thuyết của bài được thực hiện theo qui trình dạy học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm quen, thực hiện yêu cầu và tự chiếm lĩnh tri thức của bài. Chúng tôi xây dựng qui trình gồm có bốn bước như sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh.
Lời giới thiệu có nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào sự tổ chức của người giáo viên và đặc điểm nội dung - hình thức của từng bài. Thông qua lời dẫn dắt giáo viên có thể giúp học sinh xác định được trọng tâm cũng như kĩ năng cần đạt khi học bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.
Bước 2: Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu bằng một hệ thống lời gợi dẫn dƣới sự định hƣớng của giáo viên. Ở bước này học sinh được tham gia trực tiếp vào việc khám phá tri thức, hình thành kĩ năng thông qua phân tích ngữ liệu theo câu hỏi và nêu nhận định khái quát về hiện tượng ngôn ngữ trong ngữ liệu, từ đó rút ra kết luận về hiện tượng ngôn ngữ đang xem xét.
sáng tỏ thêm khái niệm, để thấy hết tính đa dạng trong sự biểu hiện cụ thể của nó. Sau khi hoàn thành việc cung cấp tri thức lí thuyết của bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc to và nhập tâm phần ghi nhớ, có thể cắt nghĩa phần ghi nhớ.
Bước 4: Học sinh luyện tập, củng cố, khắc sâu lí thuyết dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức của giáo viên. Ở bước này, học sinh vận dụng những tri thức được cung cấp kết hợp với sự nhạy cảm tư duy ngôn ngữ vào thực hành. Qua luyện tập, học sinh có điều kiện rèn luyện, khắc sâu nội dung kiến thức đã được trình bày qua ba bước trên.
Khi dạy học bài Nghĩa của câu bốn bước trong quá trình nói trên sẽ được cụ thể hoá bằng các thao tác, mỗi thao tác sẽ tương ứng với một nội dung kiến thức cần cung cấp của bài. Trong quá trình thiết kế giáo án, người giáo viên phải xây dựng phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt và đúng trình tự các bước theo qui trình, với những thao tác cụ thể, thích ứng với nội dung của bài học. Trong quá trình giảng dạy việc tổ chức hướng dẫn tốt các thao tác trong mỗi bước, kết hợp với sự linh hoạt của nhà sư phạm sẽ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội nội dung bài học. Thực tế dạy học cho thấy, ở THPT, có một số bài dạy lí thuyết tiếng Việt không nhất thiết phải thực hiện theo các bước nêu trên.
Sau đây là đề xuất việc dạy lí thuyết nghĩa của câu theo bốn bước trên, đồng thời ở mỗi bước chúng tôi sẽ xây dựng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp và yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục hiện nay.
2.2.1. Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh.
- Chúng ta thấy rằng, vào bài là bước vô cùng linh hoạt trong tiến trình lên lớp của người giáo viên. Ở mỗi bài học khác nhau sẽ có những cách vào bài khác nhau, ngay cả ở trong một bài học cũng vậy. Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp
Tiết 1 (SGK chuẩn và nâng cao): Khi nói hay viết, chúng ta luôn đưa những thông tin vào trong từng phát ngôn. Thông tin đó nói vế sự việc, đối tượng, đồng thời cũng thể hiện thái độ, tình cảm của người nói - viết về sự việc hay đối tượng được phản ánh trong câu. Vì vậy câu luôn có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Vậy nghĩa sự việc và nghĩa tình thái là hai thành phần nghĩa như thế nào? Có biểu hiện ra sao? Trong hai tiết học bài Nghĩa của câu các em sẽ nắm vững được điều đó.
Tiết 2 (SGK chuẩn): Giờ học trước các em đã tìm hiểu được câu có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Đã đi sâu tìm hiểu nghĩa sự việc với một số nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc tiêu biểu. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thành phần nghĩa thứ hai của câu: nghĩa tình thái với những đặc điểm và biểu hiện của nó ở trong câu.
- Ngoài cách mở bài trực tiếp nêu trên, khi dạy bài Nghĩa của câu chúng ta có thể sử dụng cách vào bài gián tiếp bằng cách áp dụng phƣơng pháp giao tiếp và
phƣơng pháp vấn đáp tái hiện để tạo tâm thế, hứng thú học tập tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời đưa học sinh trực tiếp tham gia hoạt động giao tiếp.
Ở tiết 1 (SGK chuẩn và nâng cao): Giáo viên có thể sử dụng cách vào bài gián tiếp như sau: giáo viên đưa ra tình huống cụ thể bằng các câu hỏi: khi tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói, viết) các em thường tạo ra đơn vị ngôn ngữ nào? Khi nói hay viết các em có chú ý đến nội dung thông tin và sắc thái tình cảm đối với nội dung thông tin đó hay không? Nhận ra được nội dung sự việc và sắc thái tình cảm của người nói đối với sự việc đó có tác dụng gì đối với người nghe, nguời đọc…học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi đó. Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến kết luận: mỗi câu khi chúng ta nói hoặc viết thường bao giờ cũng có hai thành phần nghĩa. Thành phần nghĩa thứ nhất - nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai - nghĩa tình thái. Bài học về nghĩa của câu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về hai thành phần nghĩa này cùng với những biểu hiện riêng của nó.
một số lời gợi dẫn. Ví dụ: Em hãy cho biết mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa? Đó là những thành phần nghĩa nào? Chúng có mối quan hệ ra sao? Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về nghĩa sự việc - thành phần nghĩa thứ nhất của câu? Sau khi học sinh trả lời trọn vẹn các câu hỏi, giáo viên hướng học sinh vào nội dung bài mới: câu có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Là hai thành phần nghĩa trong câu nên chúng có những đặc trưng và biểu hiện riêng biệt. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ về thành phần nghĩa thứ hai trong câu, đó là nghĩa tình thái.
- Giờ luyện tập về nghĩa của câu trong SGK Ngữ văn 11 nâng cao: giáo viên sử dụng cách vào bài trực tiếp là hiệu quả nhất. Ví dụ: Giờ học trước các em đã nắm được những vấn đề lí thuyết rất cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập trên cơ sở lí thuyết mà các em đã tìm hiểu.
Trên đây là một số cách vào bài đối với bài Nghĩa của câu. Người giáo viên có thể chọn một cách vào bài phù hợp. Nhưng theo chúng tôi, dạy lí thuyết nghĩa của câu nên chọn cách vào bài gián tiếp, sử dụng cách vào bài gián tiếp sẽ thúc đẩy các em hoạt động tích cực, chủ động, vừa kiểm tra được kiến thức về tiếng Việt, đồng thời rèn luyện đuợc kĩ năng nói, nghe. Đứng ở góc độ phân môn tiếng Việt thì cách mở bài gián tiếp là phù hợp, hiệu quả.
2.2.2. Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu thông qua hệ thống lời gợi dẫn dƣới sự định hƣớng của giáo viên. lời gợi dẫn dƣới sự định hƣớng của giáo viên.
Kiến thức trọng tâm của bài học là hai thành phần nghĩa của câu: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Vì vậy, giáo viên phải làm nổi bật một cách sâu sắc những đặc điểm mà SGK trình bày về hai thành phần nghĩa này.
Bước tìm hiểu và phân tích ngữ liệu là bước đặc thù trong dạy học của phân môn tiếng Việt. Đây là bước quan trọng, cơ bản trong qui trình hình thành tri thức lí thuyết và kĩ năng cho học sinh trong các bài học hình thành tri thức mới nói chung và với hai tiết của bài Nghĩa của câu nói riêng.
Tri thức lí thuyết cần cung cấp cho học sinh trong bài Nghĩa của câu tuy không nhiều nhưng rất cơ bản. Mặt khác, để dạy lí thuyết nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp, bám sát mục tiêu dạy học, hướng đến mục đích hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh… thì khi thực hiện bước thứ hai này, giáo viên và học sinh phải thực hiện nhiều thao tác khác nhau. Tương ứng với mỗi thao tác dạy