Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 30 - 32)

6. Bố cục luận văn

1.1.2.2.1. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài

a. Thành phần biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập. Thành phần này làm cho mọi phát ngôn đều mang thông tin.

b. Thành phần biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe. Thành phần này làm cho phát ngôn không giống các hệ tín hiệu khác như: cử chỉ, đèn giao thông, cờ hiệu…Phát ngôn không phải là hệ tín hiệu thuần thông tin mà là hệ tín hiệu thông tin - biểu cảm.

Trong phát ngôn, thành phần biểu thị thông tin và thành phần biểu thị tình cảm thống nhất với nhau, thể hiện qua câu chữ hoặc ở phía sau câu chữ, làm thành nội dung của phát ngôn, tức nghĩa của phát ngôn.

(84) Có những câu văn về trăng trong tác phẩm Giăng sáng (Nam Cao) như sau:

“… Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời. Giăng toả rộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn” (1)

“… Đối với thị, giăng chỉ là… đỡ tốn hai xu dầu… !” (2)

Ở câu văn (1) mỗi câu ngoài thành phần nghĩa biểu thị thông tin về hình dáng, được nét, màu sắc, vị trí, ánh sáng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: những cảm xúc thơ mộng về trăng.

Ở câu văn (2) bên cạnh thành phần nghĩa biểu thị thông tin về công dụng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: sự thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.

Từ những điều đã trình bày ở trên ta có thể rút ra nghĩa của phát ngôn một mặt biểu thị thông tin, mặt khác biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe.

Trong thực tế sử dụng, hai thành phần nghĩa đã nêu không phải luôn có vai trò như nhau trong phát ngôn. Đối với những định luật, định lí khoa học, thì thành phần nghĩa biểu thị thông tin quyết định toàn bộ nghĩa của câu phát ngôn. Trái lại, ở ví dụ về trăng nêu trên, thì cái được chú ý hơn không hẳn là thành phần nghĩa

có thể là thành phần nghĩa biểu thị tình cảm thơ mộng hay thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.

Chúng ta biết, văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Qua mỗi tác phẩm nhà văn đều gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình về hiện thực cuộc sống và con người. Vì vậy, đọc thơ văn cần lưu ý đến thành phần nghĩa biểu thị tình cảm.

(85) “ Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn, đẫy đà làm sao!”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều) Ở đây thành phần nghĩa biểu thị tình cảm phủ định, ghê tởm mụ chủ chứa nằm ngay trong những từ ngữ miêu tả màu da “lờn lợt”, vóc dáng khác thường của Tú Bà “đẫy đà làm sao!” do “ăn gì” mà có…

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 30 - 32)