6. Bố cục luận văn
2.2. Dạy học lí thuyết nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao
2.2. Dạy học lí thuyết nghĩa của câu trong sách Ngữ văn 11 theo quan điểm giao tiếp. giao tiếp.
Lí thuyết về nghĩa của câu bao gồm các dấu hiệu biểu hiện. Việc hình thành nội dung lí thuyết của bài được thực hiện theo qui trình dạy học dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh làm quen, thực hiện yêu cầu và tự chiếm lĩnh tri thức của bài. Chúng tôi xây dựng qui trình gồm có bốn bước như sau:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh.
Lời giới thiệu có nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào sự tổ chức của người giáo viên và đặc điểm nội dung - hình thức của từng bài. Thông qua lời dẫn dắt giáo viên có thể giúp học sinh xác định được trọng tâm cũng như kĩ năng cần đạt khi học bài Nghĩa của câu theo quan điểm giao tiếp.
Bước 2: Học sinh đọc, tìm hiểu và phân tích ngữ liệu bằng một hệ thống lời gợi dẫn dƣới sự định hƣớng của giáo viên. Ở bước này học sinh được tham gia trực tiếp vào việc khám phá tri thức, hình thành kĩ năng thông qua phân tích ngữ liệu theo câu hỏi và nêu nhận định khái quát về hiện tượng ngôn ngữ trong ngữ liệu, từ đó rút ra kết luận về hiện tượng ngôn ngữ đang xem xét.
sáng tỏ thêm khái niệm, để thấy hết tính đa dạng trong sự biểu hiện cụ thể của nó. Sau khi hoàn thành việc cung cấp tri thức lí thuyết của bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc to và nhập tâm phần ghi nhớ, có thể cắt nghĩa phần ghi nhớ.
Bước 4: Học sinh luyện tập, củng cố, khắc sâu lí thuyết dƣới sự hƣớng dẫn, tổ chức của giáo viên. Ở bước này, học sinh vận dụng những tri thức được cung cấp kết hợp với sự nhạy cảm tư duy ngôn ngữ vào thực hành. Qua luyện tập, học sinh có điều kiện rèn luyện, khắc sâu nội dung kiến thức đã được trình bày qua ba bước trên.
Khi dạy học bài Nghĩa của câu bốn bước trong quá trình nói trên sẽ được cụ thể hoá bằng các thao tác, mỗi thao tác sẽ tương ứng với một nội dung kiến thức cần cung cấp của bài. Trong quá trình thiết kế giáo án, người giáo viên phải xây dựng phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học phù hợp để tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện tốt và đúng trình tự các bước theo qui trình, với những thao tác cụ thể, thích ứng với nội dung của bài học. Trong quá trình giảng dạy việc tổ chức hướng dẫn tốt các thao tác trong mỗi bước, kết hợp với sự linh hoạt của nhà sư phạm sẽ giúp học sinh chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội nội dung bài học. Thực tế dạy học cho thấy, ở THPT, có một số bài dạy lí thuyết tiếng Việt không nhất thiết phải thực hiện theo các bước nêu trên.
Sau đây là đề xuất việc dạy lí thuyết nghĩa của câu theo bốn bước trên, đồng thời ở mỗi bước chúng tôi sẽ xây dựng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp và yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học trong giáo dục hiện nay.