Tình thái chủ quan

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 25 - 27)

6. Bố cục luận văn

1.1.1.2.2.2. Tình thái chủ quan

Tình thái chủ quan thể hiện thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nêu trong câu.

Đây là loại tình thái phong phú về ý nghĩa, đa dạng về phương tiện biểu hiện. Dưới đây nêu một số ý nghĩa và phương tiện thể hiện nghĩa tình thái tiêu biểu.

a. Tình thái thể hiện thái độ, trạng thái tâm lí, tình cảm.

* Tình thái chỉ độ tin cậy: Độ tin cậy của người nói đối với tính xác thực của nội dung sự việc được nêu trong câu, có thể chia thành hai mức độ:

(63) Chắc hẳn mọi người chưa ai quên được sự kiện 11/9 ở nước Mĩ. (64) Quả thật, đến giờ tôi mới biết việc đó.

- Khi thể hiện thái độ hoài nghi, chưa chắc chắn, có thể dùng các tiểu từ tình thái: chẳng lẽ, hình nhƣ, có lẽ, cũng có thể, không khéo, không biết chừng, chắc đâu, phải chăng

(65) Chẳng lẽ anh không tin tôi sao?

(66) Không biết chừng nó đã đến và đang đứng ngoài kia đợi anh đấy.

* Tình thái thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ : té ra, hoá ra, thì ra, ô hay, quái lạ, ơ kìa…

(67) Hoá ra chị ấy cũng là người miền Nam mẹ ạ. (68) Ô hay, đến bây giờ chị mới biết điều đó sao?

* Tình thái thể hiện thái độ vui mừng, phấn khởi: may quá, may sao, ơn trời

(69) May quá, tôi đã gặp được anh. (70) Ơn trời, mọi việc đều suôn sẻ.

* Tình thái biểu thị tâm trạng băn khoăn, lo lắng: liệu có, không biết, chẳng hiểu sao…

(71) Mưa nhiều thế này, liệu có mất mùa không? (72) Trời rét quá, không biết con có đủ áo mặc không?

b. Tình thái thể hiện sự đánh giá.

Đánh giá là nêu ý kiến nhận xét - thường là chủ quan - của người nói về sự việc được nêu trong câu, do đó nội dung đánh giá ít nhiều cũng hàm chứa cả thái độ của người đánh giá như: hài lòng, không hài lòng, thán phục hoặc chê bai, vui mừng hay tức giận… Thực tế, có rất nhiều cách đánh giá, dưới đây chỉ là một số cách thường gặp:

- Đánh giá về tính hiện thực hay phi hiện thực của sự việc trong câu: đáng lẽ, lẽ ra, lẽ nào, chẳng lẽ, đúng lí ra, công bằng mà nói, ai lại, ai đời, đúng ra…mới phải, đằng thằng ra,…

(74) Lẽ nào chị không hiểu cho em?

- Đánh giá về tính tích cực hay tiêu cực của điều được nói tới trong câu:

đƣợc cái, phải cái, phải mỗi tội, hiềm một nỗi,…

(75) Thị Nở tuy xấu xí nhưng đƣợc cái thương người.

(76) Nhà ấy kinh tế vững vàng, vợ chồng hoà thuận, hiềm một nỗi đường con cái hơi chậm.

- Đánh giá về lượng, mức độ: mỗi, có mỗi, chỉ có, chỉ có… thôi, nào có là bao, là cùng, là mấy, bất quá… là cùng, những, tận, những… cơ,…

(77) Nhà anh có những năm người con cơ à?

(78) Từ đây lên Suối Hai tận 65km , có đủ sức đạp xe không?

Nguời nói còn có thể nhận xét, đánh giá về: sự may mắn, không may mắn, về nguyên nhân, lí do xảy ra sự việc, về tính xác thực, không xác thực của sự việc,…

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 25 - 27)