Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 29 - 30)

6. Bố cục luận văn

1.1.2.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động có mục đích, có sự tham gia của nhiều nhân tố.

a. Nhân vật giao tiếp.

Những người tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi là nhân vật giao tiếp, bao gồm ngƣời nói (hoạc ngƣời viết - vai tạo lập văn bản) là người sản sinh ra văn bản và ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc - vai tiếp nhận văn bản) là người lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp, người nói và người nghe thường hoán đổi cương vị cho nhau.

b. Đối tượng giao tiếp.

Những sự vật, sự việc, tình trạng tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong thế giới tinh thần của con người được nói đến trong hoạt động giao tiếp là đối tượng giao tiếp.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đó là hệ thống những kí hiệu và quy tắc, làm thành phương tiện chung mà cả người nói và người nghe đều có khả năng cùng vận dụng khi tiến hành hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp được thể hiện ra dưới dạng các văn bản (ngôn bản).

d. Mục đích giao tiếp.

Mục đích giao tiếp là điều mà người nói mong muốn, đòi hỏi ở người nghe, nó bao gồm những hành động phản ứng lại lời nói, những thay đổi trạng thái hiểu biết, trạng thái tâm lý, trạng thái hành động.

Những mục đích cụ thể trong giao tiếp rất đa dạng, nhưng người ta phân chia thành hai loại mục đích chính là: đích ngôn trung (mục đích ở trong lời) và đích ngôn ngoại (mục đích ở ngoài lời).

đ. Hoàn cảnh giao tiếp.

Hoàn cảnh giao tiếp là những điều kiện cụ thể về quan hệ giữa người nói với người nghe, về tự nhiên, xã hội mà hoạt động giao tiếp diễn ra trong đó như nơi

chốn, thời gian, môi trường xã hội, văn hoá với tất cả những đặc điểm của nó.

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 29 - 30)