6. Bố cục luận văn
2.2.1. Giáo viên giới thiệu bài mới, tạo tâm thế nhập cuộc cho học sinh
- Chúng ta thấy rằng, vào bài là bước vô cùng linh hoạt trong tiến trình lên lớp của người giáo viên. Ở mỗi bài học khác nhau sẽ có những cách vào bài khác nhau, ngay cả ở trong một bài học cũng vậy. Có hai cách mở bài: mở bài trực tiếp
Tiết 1 (SGK chuẩn và nâng cao): Khi nói hay viết, chúng ta luôn đưa những thông tin vào trong từng phát ngôn. Thông tin đó nói vế sự việc, đối tượng, đồng thời cũng thể hiện thái độ, tình cảm của người nói - viết về sự việc hay đối tượng được phản ánh trong câu. Vì vậy câu luôn có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Vậy nghĩa sự việc và nghĩa tình thái là hai thành phần nghĩa như thế nào? Có biểu hiện ra sao? Trong hai tiết học bài Nghĩa của câu các em sẽ nắm vững được điều đó.
Tiết 2 (SGK chuẩn): Giờ học trước các em đã tìm hiểu được câu có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Đã đi sâu tìm hiểu nghĩa sự việc với một số nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc tiêu biểu. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thành phần nghĩa thứ hai của câu: nghĩa tình thái với những đặc điểm và biểu hiện của nó ở trong câu.
- Ngoài cách mở bài trực tiếp nêu trên, khi dạy bài Nghĩa của câu chúng ta có thể sử dụng cách vào bài gián tiếp bằng cách áp dụng phƣơng pháp giao tiếp và
phƣơng pháp vấn đáp tái hiện để tạo tâm thế, hứng thú học tập tích cực, chủ động của học sinh, đồng thời đưa học sinh trực tiếp tham gia hoạt động giao tiếp.
Ở tiết 1 (SGK chuẩn và nâng cao): Giáo viên có thể sử dụng cách vào bài gián tiếp như sau: giáo viên đưa ra tình huống cụ thể bằng các câu hỏi: khi tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói, viết) các em thường tạo ra đơn vị ngôn ngữ nào? Khi nói hay viết các em có chú ý đến nội dung thông tin và sắc thái tình cảm đối với nội dung thông tin đó hay không? Nhận ra được nội dung sự việc và sắc thái tình cảm của người nói đối với sự việc đó có tác dụng gì đối với người nghe, nguời đọc…học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi đó. Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến kết luận: mỗi câu khi chúng ta nói hoặc viết thường bao giờ cũng có hai thành phần nghĩa. Thành phần nghĩa thứ nhất - nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai - nghĩa tình thái. Bài học về nghĩa của câu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về hai thành phần nghĩa này cùng với những biểu hiện riêng của nó.
một số lời gợi dẫn. Ví dụ: Em hãy cho biết mỗi câu thường có mấy thành phần nghĩa? Đó là những thành phần nghĩa nào? Chúng có mối quan hệ ra sao? Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về nghĩa sự việc - thành phần nghĩa thứ nhất của câu? Sau khi học sinh trả lời trọn vẹn các câu hỏi, giáo viên hướng học sinh vào nội dung bài mới: câu có hai thành phần nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Là hai thành phần nghĩa trong câu nên chúng có những đặc trưng và biểu hiện riêng biệt. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một cách thấu đáo, cặn kẽ về thành phần nghĩa thứ hai trong câu, đó là nghĩa tình thái.
- Giờ luyện tập về nghĩa của câu trong SGK Ngữ văn 11 nâng cao: giáo viên sử dụng cách vào bài trực tiếp là hiệu quả nhất. Ví dụ: Giờ học trước các em đã nắm được những vấn đề lí thuyết rất cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập trên cơ sở lí thuyết mà các em đã tìm hiểu.
Trên đây là một số cách vào bài đối với bài Nghĩa của câu. Người giáo viên có thể chọn một cách vào bài phù hợp. Nhưng theo chúng tôi, dạy lí thuyết nghĩa của câu nên chọn cách vào bài gián tiếp, sử dụng cách vào bài gián tiếp sẽ thúc đẩy các em hoạt động tích cực, chủ động, vừa kiểm tra được kiến thức về tiếng Việt, đồng thời rèn luyện đuợc kĩ năng nói, nghe. Đứng ở góc độ phân môn tiếng Việt thì cách mở bài gián tiếp là phù hợp, hiệu quả.