6. Bố cục luận văn
1.2. Quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt
1.2.1. Khái niệm quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt
Quan điểm giao tiếp là một trong những quan điểm dạy học Ngữ Văn, đặc biệt là dạy tiếng Việt. Nội dung của quan điểm này là: Dạy tiếng Việt là dạy hoạt động giao tiếp, trong giao tiếp, bằng giao tiếp để hƣớng tới trang bị cho học sinh năng lực hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Đây cũng chính là mục đích của dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông.
Để đạt được mục đích trên, chúng ta cần xác định phải dạy học cái gì? Câu trả lời là dạy hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt), phải trang bị kiến thức và kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
Phương pháp và hình thức dạy học tiếng Việt là “trong giao tiếp, bằng giao tiếp”. Dạy học tiếng Việt trong giao tiếp tức không dạy học từ, câu một cách rời rạc, không gắn với giao tiếp mà cần phải đặt nó vào giao tiếp để học sinh quan sát, tự mình rút ra kết luận, biến môi trường dạy học tiếng Việt thành môi trường giao tiếp. Trong giao tiếp là hình thức còn bằng giao tiếp là phương pháp dạy học tiếng Việt có nghĩa là giáo viên không chỉ dạy lí thuyết đơn thuần mà về nguyên tắc, học sinh phải được sử dụng tiếng Việt thì các em mới có khả năng sử dụng tiếng Việt.
Vậy, quan điểm giao tiếp là tiền đề lí thuyết chi phối toàn bộ quá trình dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá.
1.2.2. Sự thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt
Quan điểm giao tiếp thể hiện rõ nét ở bốn bình diện, đồng thời cũng chính là quá trình dạy học tiếng Việt.
1.2.2.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Dạy học là một hoạt động, mỗi hoạt động luôn có động cơ và mục tiêu. Mục tiêu quyết định toàn bộ nội dung của một hoạt động. Do đó, khi dạy học, việc đầu tiên là phải xác định mục tiêu, tức là phải xác định dạy để làm gì. Dạy tiếng Việt cũng vậy, ta cần trả lời câu hỏi dạy tiếng Việt để làm gì? Nói cách khác là ta cần xác định mục tiêu cho việc dạy học tiếng Việt.
Hiện nay có nhiều xu hướng khác nhau trong việc xác định mục tiêu dạy học tiếng Việt như:
Xu hướng khẳng định dạy học tiếng Việt nhằm mục tiêu dạy cho học sinh hệ thống tiếng Việt tức là cung cấp tri thức về hệ thống tiếng Việt, cung cấp tri thức hàn lâm và rất ít giá trị sử dụng như dạy về câu đặc biệt ở lớp 6 gồm dạy định nghĩa và phân loại câu đặc biệt. Hay dạy cụm động từ ở lớp 7 gồm xác định cấu trúc, miêu tả các tham thể của cụm động từ rất chi tiết và phức tạp. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy tiếng Việt rất khó và trừu tượng, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.
Xu hướng khác thì khẳng định dạy học tiếng Việt ở phổ thông là dạy một hệ thống khái niệm, sản phẩm của giáo dục hiện nay là một hệ thống khái niệm, sau khi học tiếng Việt học sinh phải nắm được hệ thống khái niệm về tiếng Việt. Vậy về bản chất, quan niệm này không khác quan niệm của xu hướng thứ nhất. Nhưng rõ ràng, sản phẩm của giáo dục không phải là một hệ thống khái niệm mà là phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, biết vận dụng khái niệm vào cuộc sống, có năng lực giao tiếp xã hội.
Phổ biến là xu hướng khẳng định dạy học tiếng Việt là dạy năng lực hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. Xu hướng này xác định mục tiêu của việc dạy học tiếng Việt là học sinh phải biết sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp cho có hiệu quả. Nó được xuất phát từ định hướng giao tiếp theo quan điểm giao tiếp của phương pháp dạy học tiếng Việt.
Thực tế cũng cho thấy, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học vì môn ngôn ngữ nói chung và môn tiếng Việt nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về tiếng Việt cho học sinh mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động tƣ duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn ngữ… mà còn không thể thiếu đƣợc những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ [Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San, Tiếng Việt - Tập 3 - Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2]. Trong mục tiêu dạy học có mục tiêu về: tri thức (kiến thức), kĩ năng, thái độ. - Về tri thức (kiến thức): có 6 mức độ
Nhận biết: nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.
Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết.
Vận dụng: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó và có khả năng áp dụng những hiểu
biết, những khái niệm đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là mức độ cao hơn thông hiểu.
Phân tích: Học sinh có thể chia thông tin thành các phần thông tin nhỏ hơn để dễ dàng nắm được cấu trúc và các mối quan hệ của chúng với nhau. Yêu cầu nắm được các bộ phận và sự liên hệ ràng buộc, qua lại của các bộ phận đó. Mức độ này cao hơn vận dụng.
Tổng hợp: Tự bản thân tạo lập một mẫu mới từ việc sắp xếp các thông tin ở các nguồn tài liệu khác nhau. Yêu cầu học sinh phải tạo ra được một vấn đề, mẫu hình mới, nó nhấn mạnh vào sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Đánh giá: Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, nó hàm chứa tất cả mức độ nhận thức nêu trên. Mức độ nhận thức này là sự bàn luận về giá trị một khái niệm, một tư tưởng, một nội dung nào đó với đặc trưng là đi sâu vào bản chất của đối tượng đang tìm hiểu. Nó yêu cầu phải có tiêu chí đánh giá và vận dụng được những tiêu chí đó để đánh giá đối tượng.
- Về kĩ năng: có 2 mức độ: học sinh làm được (biết làm) và thành thạo (thông thạo)
- Về thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.
Như vậy, mục tiêu quan trọng của dạy học tiếng Việt là tạo lập, hoàn thiện, nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh. Mục tiêu dạy học tiếng Việt bao gồm mục tiêu về tri thức, về kĩ năng, về thái độ. Tạo ra năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt ở học sinh bao gồm các thành tố như năng lực tri thức và kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
1.2.2.2. Nội dung dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Nói đến nội dung dạy học hướng tới mục tiêu sử dụng tiếng Việt là nói tới hai nội dung: Tri thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Về nội dung tri thức có tri thức về tiếng Việt và tri thức chung về giao tiếp và hoạt động giao tiếp.
Phần tri thức chung về giao tiếp và hoạt động giao tiếp là những bài nặng lí thuyết, cung cấp tri thức lí thuyết chung nên khó và trừu tượng, việc dạy học những bài này dễ rơi vào xu hướng hàn lâm, kinh viện, học sinh khó tiếp nhận. Mặc dù vậy, việc đưa nhóm bài này vào chương trình là hợp lý và cần thiết, nó trang bị cho học sinh kiến thức khái quát về giao tiếp, phục vụ đắc lực cho các em hình thành và hoàn thiện kĩ năng giao tiếp.
Phần tri thức về tiếng Việt yêu cầu học sinh phải hình thành được những hiểu biết về hệ thống tiếng Việt, thông thạo về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách, ngữ pháp. Tri thức về hệ thống tiếng Việt đã được cung cấp ở THCS, lên THPT chỉ có những tri thức chưa cung cấp mà thôi, như cung cấp cho học sinh về nghĩa của câu với nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, giúp học sinh biết cách lựa chọn các kiểu câu cho phù hợp hoàn cảnh và mục đích sử dụng, kiến thức về các phong cách chức năng của ngôn ngữ để học sinh ý thức được rằng tuỳ mục đích, phạm vi giao tiếp mà ta có những phong cách chức năng khác nhau.
Như vậy, nội dung tri thức trên một mặt phản ánh kết quả nghiên cứu của Việt ngữ học, một mặt là cơ sở để hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Giáo viên chỉ nên chọn tri thức mà không có nó học sinh không sử dụng được tiếng Việt.
Ngoài nội dung tri thức, việc hình thành, hoàn chỉnh và nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh được đặc biệt quan tâm trong việc xác định nội dung bài học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
Có thể khẳng định, trọng tâm của dạy học tiếng Việt THPT là nhằm nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (hầu hết chương trình tiếng Việt THPT là các bài thực hành). Như đã nói ở trên, với phần nội dung tri thức, giáo viên không cung cấp hết mọi tri thức mà chỉ cần đủ để học sinh có kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Để hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, việc đưa ra hệ thống bài tập là rất quan trọng. Do đó, khi đánh giá giờ tiếng Việt, phần thực hành cần được
cho thực hành. Trong SGK hiện nay, hệ thống bài tập được sắp xếp có chủ đích từ dễ đến khó, ngay trong tiết dạy lí thuyết cũng có phần luyện tập. Nói đến quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là phải chú ý đến hệ thống bài tập, bài tập rèn luyện kĩ năng phải chiếm dung lượng lớn, áp đảo các loại bài tập khác như bài tập phân tích, nhận diện.
Tóm lại, theo quan điểm giao tiếp, nội dung dạy học tiếng Việt không phải chỉ bao gồm việc cung cấp tri thức mà quan trọng nhất là rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
1.2.2.3. Phƣơng pháp và hình thức dạy học.
a. Phương pháp
Nói đến phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp cần chú ý ba phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp (thực hành giao tiếp).
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp này yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc điểm của ngữ liệu và qui những đặc điểm đó vào các phạm trù. Kết quả của phân tích ngôn ngữ là học sinh phát hiện ra các khái niệm, chiếm lĩnh tri thức, các em tự rút ra kết luận, tự làm ra các khái niệm. Nói cách khác, phương pháp phân tích ngôn ngữ là “Học sinh dƣới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tƣợng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trƣớc, qui các hiện tƣợng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trƣng của chúng” (1, tr.66). Như vậy, thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích ngôn ngữ còn có thể được chia nhỏ tuỳ theo đối tượng phân tích: phân tích ngữ âm, phân tích từ vựng, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích phong cách… Theo GS.TS Lê A, dù kiểu phân tích nào cũng đều phải tiến hành các thao tác cơ bản sau:
bản của khái niệm và qui tắc mới. Thao tác này thường được áp dụng trong quá trình hình thành quy tắc, khái niệm mới của bài học.
Phân tích - chứng minh: Sau khi đã sơ bộ hình thành được tri thức mới, học sinh cần củng cố và khắc sâu và hình thành các kĩ năng cụ thể. Muốn đạt mục đích này, chúng ta cần phải cho học sinh tiến hành thao tác phân tích - chứng minh. Cách phân tích này được tiến hành như sau: Giáo viên đưa ra các tài liệu ngôn ngữ chứa các hiện tượng ngôn ngữ mà các em mới được học. Thao tác này được lặp đi lặp lại một số lần cho đến lúc giáo viên yên tâm là học sinh đã nắm và áp dụng được khái niệm và qui tắc mới.
Phân tích - phán đoán: Nhờ phân tích - chứng minh, học sinh đã hình thành được kĩ năng cơ bản và giáo viên kiểm tra được kiến thức của các em. Tuy nhiên, thao tác này đòi hỏi nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian và thành thục hoá kĩ năng mới được hình thành, giáo viên chuyển sang giai đoạn cho học sinh tiến hành phân tích - phán đoán. Phân tích phán đoán không yêu cầu học sinh tái hiện lại các định nghĩa, quy tắc mà cần phải nhận diện ngay các hiện tượng ngôn ngữ đã học. Để đạt hiệu quả chắc chắn, thao tác này chỉ được áp dụng khi thao tác phân tích - chứng minh đã thành thạo.
Phân tích - tổng hợp: Điều quan trọng trong bài học tiếng Việt là phải hướng học sinh sử dụng hiện tượng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp. Đây là bước cao nhất, bước cuối cùng của quá trình phân tích cần hướng tới mục đích này.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ còn được sử dụng khi tiến hành các phương pháp khác giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Có thể khẳng định, nếu nói đến thành tố thứ nhất của năng lực là tri thức thì phương pháp phân tích ngôn ngữ giữ vai trò độc tôn.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Bắt chước, mô phỏng cũng là phương pháp rèn luyện, hình thành kĩ năng cho học sinh trong việc sử dụng tiếng Việt, cần phân biệt giữa sự bắt chước vô thức và học tập mẫu có ý thức. Phương pháp rèn luyện theo mẫu đang được bàn
ngôn ngữ rồi hƣớng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chƣớc mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình ” (1, tr.69). Nói cách khác, phương pháp này yêu cầu học sinh phải trực tiếp cùng giáo viên tiến hành, tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Phương pháp này được tiến hành lần lượt như sau:
- Đầu tiên là cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu - Tìm ra đặc trưng của ngữ liệu
- Học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình - Giáo viên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Với mỗi hành động (làm), mức độ thấp nhất của nó là làm theo mẫu, phương pháp rèn luyện theo mẫu tuy ở giai đoạn thấp của việc hình thành và nâng cao kĩ năng giao tiếp nhưng không phải là chép lại mẫu. Đây là phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kĩ năng tạo ra sản phẩm lời nói.
- Phương pháp giao tiếp