Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 28 - 133)

6. Bố cục luận văn

1.1.2.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

1.1.2.1.1. Giao tiếp

Giao tiếp là sự tiếp xúc, giao lưu giữa người và người trong xã hội, qua đó con người bộc lộ và truyền đạt cho nhau những nhận thức, tư tưởng và cả những tình cảm, thái độ đối với nhau và đối với điều được truyền đạt.

ngay từ khi mới hình thành con người và xã hội loài người; là phương tiện giao tiếp có tính phổ biến rộng khắp: mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi, nghề nghiệp…; và là phương tiện giao tiếp có hiệu quả: giúp cho con người truyền đạt và bộc lộ được mọi điều.

Với tư cách là phương tiện giao tiếp, ngôn ngữ có thể tồn tại dưới hai dạng: nói và viết.

Giao tiếp nói chung, trong đó giao tiếp ngôn ngữ là quan trọng nhất, không những là một nhu cầu tất yếu, mà còn là một điều kiện không thể thiếu cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của mỗi con người và của cả xã hội loài người, của cộng đồng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ, dù ở dạng nói hay viết, là một kho tàng lưu trữ các giá trị văn hoá của nhân loại và trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các giá trị văn hoá đó được truyền bá và phát triển.

Như vậy: giao tiếp ngôn ngữ là một lẽ sống còn của xã hội.

1.1.2.1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động có mục đích, có sự tham gia của nhiều nhân tố.

a. Nhân vật giao tiếp.

Những người tham gia vào hoạt động giao tiếp được gọi là nhân vật giao tiếp, bao gồm ngƣời nói (hoạc ngƣời viết - vai tạo lập văn bản) là người sản sinh ra văn bản và ngƣời nghe (hoặc ngƣời đọc - vai tiếp nhận văn bản) là người lĩnh hội văn bản. Trong giao tiếp, người nói và người nghe thường hoán đổi cương vị cho nhau.

b. Đối tượng giao tiếp.

Những sự vật, sự việc, tình trạng tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong thế giới tinh thần của con người được nói đến trong hoạt động giao tiếp là đối tượng giao tiếp.

Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. Đó là hệ thống những kí hiệu và quy tắc, làm thành phương tiện chung mà cả người nói và người nghe đều có khả năng cùng vận dụng khi tiến hành hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp được thể hiện ra dưới dạng các văn bản (ngôn bản).

d. Mục đích giao tiếp.

Mục đích giao tiếp là điều mà người nói mong muốn, đòi hỏi ở người nghe, nó bao gồm những hành động phản ứng lại lời nói, những thay đổi trạng thái hiểu biết, trạng thái tâm lý, trạng thái hành động.

Những mục đích cụ thể trong giao tiếp rất đa dạng, nhưng người ta phân chia thành hai loại mục đích chính là: đích ngôn trung (mục đích ở trong lời) và đích ngôn ngoại (mục đích ở ngoài lời).

đ. Hoàn cảnh giao tiếp.

Hoàn cảnh giao tiếp là những điều kiện cụ thể về quan hệ giữa người nói với người nghe, về tự nhiên, xã hội mà hoạt động giao tiếp diễn ra trong đó như nơi

chốn, thời gian, môi trường xã hội, văn hoá với tất cả những đặc điểm của nó.

1.1.2.2. Các bình diện nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp.

Mỗi câu luôn gắn với một tình huống cụ thể, nhằm một mục đích giao tiếp cụ thể, biểu hiện một ý nghĩa cụ thể. Câu cụ thể đó được gọi là phát ngôn. Nói rõ hơn, phát ngôn chính là câu trong hoạt động giao tiếp (9, tr66).

Nghĩa của phát ngôn là toàn bộ nội dung mà phát ngôn biểu thị. Nó cần được tìm hiểu theo hai quan hệ: quan hệ bên ngoài và quan hệ bên trong.

Ở quan hệ bên ngoài, nghĩa của phát ngôn được xét trong mối liên hệ với đối tượng được đề cập, với người nói, người nghe. Ở quan hệ bên trong, nghĩa của phát ngôn được xét trong chính cấu trúc nội bộ của câu. Có thể rút ra những thành phần nghĩa khác nhau ở trong phát ngôn khi xem xét phát ngôn theo từng loại quan hệ đó.

1.1.2.2.1. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên ngoài

a. Thành phần biểu thị thông tin về đối tượng được đề cập. Thành phần này làm cho mọi phát ngôn đều mang thông tin.

b. Thành phần biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe. Thành phần này làm cho phát ngôn không giống các hệ tín hiệu khác như: cử chỉ, đèn giao thông, cờ hiệu…Phát ngôn không phải là hệ tín hiệu thuần thông tin mà là hệ tín hiệu thông tin - biểu cảm.

Trong phát ngôn, thành phần biểu thị thông tin và thành phần biểu thị tình cảm thống nhất với nhau, thể hiện qua câu chữ hoặc ở phía sau câu chữ, làm thành nội dung của phát ngôn, tức nghĩa của phát ngôn.

(84) Có những câu văn về trăng trong tác phẩm Giăng sáng (Nam Cao) như sau:

“… Giăng là cái liềm vàng giữa đống sao. Giăng là cái đĩa bạc trên thảm nhung da trời. Giăng toả rộng xuống trần gian. Giăng tuôn suối mát để những hồn khát khao ngụp lặn” (1)

“… Đối với thị, giăng chỉ là… đỡ tốn hai xu dầu… !” (2)

Ở câu văn (1) mỗi câu ngoài thành phần nghĩa biểu thị thông tin về hình dáng, được nét, màu sắc, vị trí, ánh sáng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: những cảm xúc thơ mộng về trăng.

Ở câu văn (2) bên cạnh thành phần nghĩa biểu thị thông tin về công dụng của trăng, còn có thành phần nghĩa biểu thị tình cảm: sự thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.

Từ những điều đã trình bày ở trên ta có thể rút ra nghĩa của phát ngôn một mặt biểu thị thông tin, mặt khác biểu thị tình cảm của người nói về đối tượng được đề cập và với người nghe.

Trong thực tế sử dụng, hai thành phần nghĩa đã nêu không phải luôn có vai trò như nhau trong phát ngôn. Đối với những định luật, định lí khoa học, thì thành phần nghĩa biểu thị thông tin quyết định toàn bộ nghĩa của câu phát ngôn. Trái lại, ở ví dụ về trăng nêu trên, thì cái được chú ý hơn không hẳn là thành phần nghĩa

có thể là thành phần nghĩa biểu thị tình cảm thơ mộng hay thờ ơ, nhạt nhẽo đối với trăng.

Chúng ta biết, văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Qua mỗi tác phẩm nhà văn đều gửi gắm tư tưởng, tình cảm của mình về hiện thực cuộc sống và con người. Vì vậy, đọc thơ văn cần lưu ý đến thành phần nghĩa biểu thị tình cảm.

(85) “ Thoắt trông lờn lợt màu da Ăn gì cao lớn, đẫy đà làm sao!”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều) Ở đây thành phần nghĩa biểu thị tình cảm phủ định, ghê tởm mụ chủ chứa nằm ngay trong những từ ngữ miêu tả màu da “lờn lợt”, vóc dáng khác thường của Tú Bà “đẫy đà làm sao!” do “ăn gì” mà có…

1.1.2.2.2. Nghĩa của phát ngôn xét theo quan hệ bên trong

Xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn có thể là đơn giản, có thể là phức hợp, nhiều thành phần.

(86) Tan học. Mưa to. Cô giáo bảo học trò: - Bao giờ tạnh mưa mới về.

(87) Bao giờ cạn lạch Đồng Nai, Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.

(Ca dao)

Xét ví dụ (86) và (87) ta thấy: nghĩa của cả hai phát ngôn đều phụ thuộc vào mẫu câu biểu thị quan hệ điều kiện - kết quả: Bao giờ A mới B.

Nghĩa của phát ngôn ở (86) gồm hai thành phần:

- Thành phần nghĩa xét theo câu chữ: khi nào hết mưa mới ra về.

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống nói: trời đang mưa mà lại nói “Bao giờ tạnh mưa mới về” thì có thể suy ra chƣa nên về bây giờ vì trời đang mƣa.

Nghĩa của phát ngôn ở (87) gồm ba thành phần:

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ và tình huống nói: thừa nhận lúc nói này chưa xảy ra sai lời nguyền.

- Thành phần nghĩa được suy ra từ câu chữ, tình huống nói và tương lai: không bao giờ sai lời nguyền cả bởi vì hôm nay và sau này, không có chuyện cạn lạch Đồng Nai, nát chùa Thiên Mụ.

Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra, nếu xét về mặt kết cấu bên trong, nghĩa của phát ngôn gồm có:

- Nghĩa biểu đạt bằng câu chữ, đó là nghĩa tường minh.

- Nghĩa gián tiếp suy ra từ câu chữ và tình huống nói, đó là nghĩa hàm ẩn.

1.2. QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1.2.1. Khái niệm quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt 1.2.1. Khái niệm quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Quan điểm giao tiếp là một trong những quan điểm dạy học Ngữ Văn, đặc biệt là dạy tiếng Việt. Nội dung của quan điểm này là: Dạy tiếng Việt là dạy hoạt động giao tiếp, trong giao tiếp, bằng giao tiếp để hƣớng tới trang bị cho học sinh năng lực hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt. Đây cũng chính là mục đích của dạy học tiếng Việt trong trường phổ thông.

Để đạt được mục đích trên, chúng ta cần xác định phải dạy học cái gì? Câu trả lời là dạy hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt), phải trang bị kiến thức và kĩ năng giao tiếp cho học sinh.

Phương pháp và hình thức dạy học tiếng Việt là “trong giao tiếp, bằng giao tiếp”. Dạy học tiếng Việt trong giao tiếp tức không dạy học từ, câu một cách rời rạc, không gắn với giao tiếp mà cần phải đặt nó vào giao tiếp để học sinh quan sát, tự mình rút ra kết luận, biến môi trường dạy học tiếng Việt thành môi trường giao tiếp. Trong giao tiếp là hình thức còn bằng giao tiếp là phương pháp dạy học tiếng Việt có nghĩa là giáo viên không chỉ dạy lí thuyết đơn thuần mà về nguyên tắc, học sinh phải được sử dụng tiếng Việt thì các em mới có khả năng sử dụng tiếng Việt.

Vậy, quan điểm giao tiếp là tiền đề lí thuyết chi phối toàn bộ quá trình dạy học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông bao gồm: mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học, kiểm tra, đánh giá.

1.2.2. Sự thể hiện quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt

Quan điểm giao tiếp thể hiện rõ nét ở bốn bình diện, đồng thời cũng chính là quá trình dạy học tiếng Việt.

1.2.2.1. Mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp

Dạy học là một hoạt động, mỗi hoạt động luôn có động cơ và mục tiêu. Mục tiêu quyết định toàn bộ nội dung của một hoạt động. Do đó, khi dạy học, việc đầu tiên là phải xác định mục tiêu, tức là phải xác định dạy để làm gì. Dạy tiếng Việt cũng vậy, ta cần trả lời câu hỏi dạy tiếng Việt để làm gì? Nói cách khác là ta cần xác định mục tiêu cho việc dạy học tiếng Việt.

Hiện nay có nhiều xu hướng khác nhau trong việc xác định mục tiêu dạy học tiếng Việt như:

Xu hướng khẳng định dạy học tiếng Việt nhằm mục tiêu dạy cho học sinh hệ thống tiếng Việt tức là cung cấp tri thức về hệ thống tiếng Việt, cung cấp tri thức hàn lâm và rất ít giá trị sử dụng như dạy về câu đặc biệt ở lớp 6 gồm dạy định nghĩa và phân loại câu đặc biệt. Hay dạy cụm động từ ở lớp 7 gồm xác định cấu trúc, miêu tả các tham thể của cụm động từ rất chi tiết và phức tạp. Từ đó dẫn đến tình trạng dạy tiếng Việt rất khó và trừu tượng, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh.

Xu hướng khác thì khẳng định dạy học tiếng Việt ở phổ thông là dạy một hệ thống khái niệm, sản phẩm của giáo dục hiện nay là một hệ thống khái niệm, sau khi học tiếng Việt học sinh phải nắm được hệ thống khái niệm về tiếng Việt. Vậy về bản chất, quan niệm này không khác quan niệm của xu hướng thứ nhất. Nhưng rõ ràng, sản phẩm của giáo dục không phải là một hệ thống khái niệm mà là phải đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, biết vận dụng khái niệm vào cuộc sống, có năng lực giao tiếp xã hội.

Phổ biến là xu hướng khẳng định dạy học tiếng Việt là dạy năng lực hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt cho học sinh. Xu hướng này xác định mục tiêu của việc dạy học tiếng Việt là học sinh phải biết sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp cho có hiệu quả. Nó được xuất phát từ định hướng giao tiếp theo quan điểm giao tiếp của phương pháp dạy học tiếng Việt.

Thực tế cũng cho thấy, quan điểm giao tiếp rất phù hợp với mục tiêu của môn học vì môn ngôn ngữ nói chung và môn tiếng Việt nói riêng không phải chỉ có mục đích trang bị kiến thức khoa học về ngôn ngữ, về tiếng Việt cho học sinh mà điều quan trọng là rèn luyện và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động tƣ duy, giao tiếp. Ngay trong lĩnh vực kiến thức thì môn ngôn ngữ cũng không phải chỉ cung cấp những kiến thức có tính chất lí thuyết về cơ cấu tổ chức, về hệ thống ngôn ngữ, về nguồn gốc và sự phát triển lịch sử, về loại hình các ngôn ngữ… mà còn không thể thiếu đƣợc những hiểu biết về quy tắc sử dụng, về các thao tác và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ [Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San, Tiếng Việt - Tập 3 - Giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2]. Trong mục tiêu dạy học có mục tiêu về: tri thức (kiến thức), kĩ năng, thái độ. - Về tri thức (kiến thức): có 6 mức độ

Nhận biết: nhận biết thông tin, ghi nhớ, tái hiện thông tin, là mức độ, yêu cầu thấp nhất của trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ học sinh có thể và chỉ cần nhớ hoặc nhận ra khi được đưa ra hoặc dựa trên những thông tin có tính đặc thù của một khái niệm, một sự vật, một hiện tượng.

Thông hiểu: Hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, hiện tượng, sự vật; giải thích được, là mức độ cao hơn nhận biết nhưng là mức độ thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật, hiện tượng, nó liên quan đến ý nghĩa của các mối quan hệ giữa các khái niệm, thông tin mà học sinh đã học hoặc đã biết.

Vận dụng: Vận dụng nhận biết, hiểu biết thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra; là khả năng đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức, biết sử dụng phương pháp, ý tưởng để giải quyết một vấn đề nào đó và có khả năng áp dụng những hiểu

biết, những khái niệm đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Đây là mức độ cao hơn thông hiểu.

Phân tích: Học sinh có thể chia thông tin thành các phần thông tin nhỏ hơn để dễ dàng nắm được cấu trúc và các mối quan hệ của chúng với nhau. Yêu cầu nắm được các bộ phận và sự liên hệ ràng buộc, qua lại của các bộ phận đó. Mức độ này cao hơn vận dụng.

Tổng hợp: Tự bản thân tạo lập một mẫu mới từ việc sắp xếp các thông tin ở các nguồn tài liệu khác nhau. Yêu cầu học sinh phải tạo ra được một vấn đề, mẫu hình mới, nó nhấn mạnh vào sự tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đánh giá: Đây là mức độ cao nhất của nhận thức, nó hàm chứa tất cả mức độ nhận thức nêu trên. Mức độ nhận thức này là sự bàn luận về giá trị một khái niệm, một tư tưởng, một nội dung nào đó với đặc trưng là đi sâu vào bản chất của đối tượng đang tìm hiểu. Nó yêu cầu phải có tiêu chí đánh giá và vận dụng được những tiêu chí đó để đánh giá đối tượng.

- Về kĩ năng: có 2 mức độ: học sinh làm được (biết làm) và thành thạo (thông thạo)

- Về thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục.

Như vậy, mục tiêu quan trọng của dạy học tiếng Việt là tạo lập, hoàn thiện,

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 28 - 133)