6. Bố cục luận văn
1.2.2.2. Nội dung dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp
Nói đến nội dung dạy học hướng tới mục tiêu sử dụng tiếng Việt là nói tới hai nội dung: Tri thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt.
Về nội dung tri thức có tri thức về tiếng Việt và tri thức chung về giao tiếp và hoạt động giao tiếp.
Phần tri thức chung về giao tiếp và hoạt động giao tiếp là những bài nặng lí thuyết, cung cấp tri thức lí thuyết chung nên khó và trừu tượng, việc dạy học những bài này dễ rơi vào xu hướng hàn lâm, kinh viện, học sinh khó tiếp nhận. Mặc dù vậy, việc đưa nhóm bài này vào chương trình là hợp lý và cần thiết, nó trang bị cho học sinh kiến thức khái quát về giao tiếp, phục vụ đắc lực cho các em hình thành và hoàn thiện kĩ năng giao tiếp.
Phần tri thức về tiếng Việt yêu cầu học sinh phải hình thành được những hiểu biết về hệ thống tiếng Việt, thông thạo về ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, phong cách, ngữ pháp. Tri thức về hệ thống tiếng Việt đã được cung cấp ở THCS, lên THPT chỉ có những tri thức chưa cung cấp mà thôi, như cung cấp cho học sinh về nghĩa của câu với nghĩa sự việc và nghĩa tình thái, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn, giúp học sinh biết cách lựa chọn các kiểu câu cho phù hợp hoàn cảnh và mục đích sử dụng, kiến thức về các phong cách chức năng của ngôn ngữ để học sinh ý thức được rằng tuỳ mục đích, phạm vi giao tiếp mà ta có những phong cách chức năng khác nhau.
Như vậy, nội dung tri thức trên một mặt phản ánh kết quả nghiên cứu của Việt ngữ học, một mặt là cơ sở để hình thành kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Giáo viên chỉ nên chọn tri thức mà không có nó học sinh không sử dụng được tiếng Việt.
Ngoài nội dung tri thức, việc hình thành, hoàn chỉnh và nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh được đặc biệt quan tâm trong việc xác định nội dung bài học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp.
Có thể khẳng định, trọng tâm của dạy học tiếng Việt THPT là nhằm nâng cao các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (hầu hết chương trình tiếng Việt THPT là các bài thực hành). Như đã nói ở trên, với phần nội dung tri thức, giáo viên không cung cấp hết mọi tri thức mà chỉ cần đủ để học sinh có kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Để hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, việc đưa ra hệ thống bài tập là rất quan trọng. Do đó, khi đánh giá giờ tiếng Việt, phần thực hành cần được
cho thực hành. Trong SGK hiện nay, hệ thống bài tập được sắp xếp có chủ đích từ dễ đến khó, ngay trong tiết dạy lí thuyết cũng có phần luyện tập. Nói đến quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt là phải chú ý đến hệ thống bài tập, bài tập rèn luyện kĩ năng phải chiếm dung lượng lớn, áp đảo các loại bài tập khác như bài tập phân tích, nhận diện.
Tóm lại, theo quan điểm giao tiếp, nội dung dạy học tiếng Việt không phải chỉ bao gồm việc cung cấp tri thức mà quan trọng nhất là rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh gồm các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
1.2.2.3. Phƣơng pháp và hình thức dạy học.
a. Phương pháp
Nói đến phương pháp dạy học theo quan điểm giao tiếp cần chú ý ba phương pháp: Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp (thực hành giao tiếp).
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp này yêu cầu giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc điểm của ngữ liệu và qui những đặc điểm đó vào các phạm trù. Kết quả của phân tích ngôn ngữ là học sinh phát hiện ra các khái niệm, chiếm lĩnh tri thức, các em tự rút ra kết luận, tự làm ra các khái niệm. Nói cách khác, phương pháp phân tích ngôn ngữ là “Học sinh dƣới sự chỉ dẫn của thầy giáo vạch ra những hiện tƣợng ngôn ngữ nhất định từ các tài liệu ngôn ngữ cho trƣớc, qui các hiện tƣợng đó vào một phạm trù nhất định và chỉ rõ những đặc trƣng của chúng” (1, tr.66). Như vậy, thực chất của phương pháp này là từ việc quan sát, phân tích các hiện tượng ngôn ngữ theo các chủ đề nhất định và tìm ra các dấu hiệu đặc trưng của các hiện tượng ấy. Phương pháp phân tích ngôn ngữ còn có thể được chia nhỏ tuỳ theo đối tượng phân tích: phân tích ngữ âm, phân tích từ vựng, phân tích ngữ pháp, phân tích ngữ nghĩa, phân tích phong cách… Theo GS.TS Lê A, dù kiểu phân tích nào cũng đều phải tiến hành các thao tác cơ bản sau:
bản của khái niệm và qui tắc mới. Thao tác này thường được áp dụng trong quá trình hình thành quy tắc, khái niệm mới của bài học.
Phân tích - chứng minh: Sau khi đã sơ bộ hình thành được tri thức mới, học sinh cần củng cố và khắc sâu và hình thành các kĩ năng cụ thể. Muốn đạt mục đích này, chúng ta cần phải cho học sinh tiến hành thao tác phân tích - chứng minh. Cách phân tích này được tiến hành như sau: Giáo viên đưa ra các tài liệu ngôn ngữ chứa các hiện tượng ngôn ngữ mà các em mới được học. Thao tác này được lặp đi lặp lại một số lần cho đến lúc giáo viên yên tâm là học sinh đã nắm và áp dụng được khái niệm và qui tắc mới.
Phân tích - phán đoán: Nhờ phân tích - chứng minh, học sinh đã hình thành được kĩ năng cơ bản và giáo viên kiểm tra được kiến thức của các em. Tuy nhiên, thao tác này đòi hỏi nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian và thành thục hoá kĩ năng mới được hình thành, giáo viên chuyển sang giai đoạn cho học sinh tiến hành phân tích - phán đoán. Phân tích phán đoán không yêu cầu học sinh tái hiện lại các định nghĩa, quy tắc mà cần phải nhận diện ngay các hiện tượng ngôn ngữ đã học. Để đạt hiệu quả chắc chắn, thao tác này chỉ được áp dụng khi thao tác phân tích - chứng minh đã thành thạo.
Phân tích - tổng hợp: Điều quan trọng trong bài học tiếng Việt là phải hướng học sinh sử dụng hiện tượng ngôn ngữ vào hoạt động giao tiếp. Đây là bước cao nhất, bước cuối cùng của quá trình phân tích cần hướng tới mục đích này.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ còn được sử dụng khi tiến hành các phương pháp khác giúp học sinh hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Có thể khẳng định, nếu nói đến thành tố thứ nhất của năng lực là tri thức thì phương pháp phân tích ngôn ngữ giữ vai trò độc tôn.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Bắt chước, mô phỏng cũng là phương pháp rèn luyện, hình thành kĩ năng cho học sinh trong việc sử dụng tiếng Việt, cần phân biệt giữa sự bắt chước vô thức và học tập mẫu có ý thức. Phương pháp rèn luyện theo mẫu đang được bàn
ngôn ngữ rồi hƣớng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chƣớc mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình ” (1, tr.69). Nói cách khác, phương pháp này yêu cầu học sinh phải trực tiếp cùng giáo viên tiến hành, tham gia vào các hoạt động giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết). Phương pháp này được tiến hành lần lượt như sau:
- Đầu tiên là cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu - Tìm ra đặc trưng của ngữ liệu
- Học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình - Giáo viên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Với mỗi hành động (làm), mức độ thấp nhất của nó là làm theo mẫu, phương pháp rèn luyện theo mẫu tuy ở giai đoạn thấp của việc hình thành và nâng cao kĩ năng giao tiếp nhưng không phải là chép lại mẫu. Đây là phương pháp giúp học sinh bước đầu hình thành kĩ năng tạo ra sản phẩm lời nói.
- Phương pháp giao tiếp
Giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương thức dạy học tiếng Việt. Đây là phương pháp hướng dẫn học sinh vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện giao tiếp sao cho phù hợp với các nhân tố giao tiếp. Phương pháp giao tiếp trở thành phương pháp chủ yếu để phát triển lời nói cho học sinh. Để thực hiện phương pháp này, ta cần tiến hành các thao tác sau:
- Giáo viên tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho học sinh
- Học sinh xác định hướng giao tiếp khi tiến hành áp dụng các tri thức tiếng Việt, nói cách khác là các em cấn xác định được rằng mình nói (viết) với ai, về vấn đề gì và trong hoàn cảnh nào?
- Học sinh căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp để tạo ra các lời nói cụ thể - Giáo viên đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
giảng dạy, các phương pháp này hoàn toàn không tách biệt mà được kết hợp hài hoà với nhau vì mỗi phương pháp đều có điểm mạnh riêng. Để giờ học đạt kết quả như mong muốn, giáo viên cần vận dụng cả ba phương pháp trên một cách linh hoạt và sáng tạo. Khi đã có phương pháp, ta cần thể hiện nó qua các hình thức dạy học. Các phương pháp lựa chọn những hình thức nhất định và một hình thức cũng có thể sử dụng cho nhiều phương pháp. Đứng trên quan điểm giao tiếp, chúng ta thấy chỗ nào có giao tiếp là nơi đó có một hình thức dạy học tiếng Việt.
b. Hình thức
Các hình thức dạy học theo quan điểm giao tiếp gồm: hình thức dạy học trong giờ chính khoá, hình thức dạy học trong giờ hoạt động ngoại khoá và hình thức tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động đoàn thể, xã hội.
Hình thức dạy học trong giờ chính khoá cần tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp, giao tiếp với thầy, với bạn, có các hoạt động tập thể. Căn cứ vào số thành viên tham gia hoạt động, có thể chia hoạt động tập thể của học sinh thành hoạt động theo nhóm nhỏ (2 đến 4 học sinh), nhóm lớn (5 đến 8 học sinh) và hoạt động theo lớp. Nếu căn cứ vào hình thức hoạt động, hoạt động tập thể của học sinh có hoạt động thảo luận, trao đổi kiến thức của bài học, hoạt động luyện tập các kĩ năng gắn với bài học, hoạt động tham gia các trò chơi học tập… Nhằm mục đích làm giờ tiếng Việt sinh động, có nhiều hình thức giao tiếp, phấn đấu trò hỏi, thầy trả lời, mọi thành viên trong lớp được hoạt động, làm việc, giao tiếp. Các hoạt động ngoại khoá và phong trào đoàn thể, xã hội tạo điều kiện cho học sinh được giao tiếp trong môi trường tự nhiên, góp phần hình thành nhân cách, có thêm những hiểu biết mới và đặc biệt có thể áp dụng lí thuyết giao tiếp vào thực tế sinh động, từ đó hoàn chỉnh và nâng cao năng lực giao tiếp của bản thân.
Tóm lại, phần trình bày về phương pháp và hình thức dạy học trên đã trả lời cho câu hỏi: Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là dạy như thế nào? Các phương pháp, hình thức dạy học này có tác dụng rất lớn giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sử dụng tiếng Việt - mục tiêu
Khi tìm hiểu sự thể hiện của quan điểm giao tiếp qua các bình diện của quá trình dạy học tiếng Việt, ta không thể không quan tâm đến bình diện thứ tư, bên cạnh ba bình diện đã trình bày ở trên, là bình diện kiểm tra, đánh giá.
1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá.
Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý tư liệu, là cơ sở để xác định, nhìn nhận thực trạng một cách khách quan, từ đó điều chỉnh quá trình dạy học. Chúng ta phải xác định: đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Kiểm tra chính là phương tiện để đánh giá quá trình dạy học.
Việc kiểm tra, đánh giá theo quan điểm giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như kiểm tra để theo dõi, cải tiến hoạt động dạy học hoặc để lưu lại kết quả học tập của học sinh sau khi học, để biết mức độ nắm vững kiến thức hoặc để biết năng lực thực hành của học sinh… Nhưng trọng tâm là kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp của học sinh. Tùy mục đích, giáo viên đưa ra nội dung và hình thức kiểm tra cho phù hợp.
Nội dung kiểm tra đánh giá như đã nói cần dựa trên mục tiêu môn học và mục đích kiểm tra, đánh giá. Theo quan điểm giao tiếp, nội dung kiểm tra, đánh giá ở bậc PTTH phải hướng vào tri thức và kĩ năng giao tiếp, đặc biệt lưu ý dành cho kĩ năng giao tiếp số lượng lớn câu kiểm tra, đánh giá, những câu hỏi thiên về kiểm tra tri thức tiếng Việt cũng nên thiên về cách thức sử dụng tiếng Việt như thế nào.
Từ mục đích và nội dung như trên, hình thức kiểm tra đánh giá theo quan điểm giao tiếp cần có nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra bằng vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên, bằng kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận chủ quan. Như vậy có nghĩa là giáo viên không chỉ quan tâm đến kiểm tra cuối năm, cuối kì mà cần chú ý đến việc kiểm tra thường xuyên, trong suốt quá trình học tập của học sinh. Đối với đề bài kiểm tra theo quan điểm giao tiếp, phần
dùng trắc nghiệm khách quan thay thế, vì nó thể hiện rõ nhất năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh; với phần trắc nghiệm khách quan, giáo viên cần đa dạng hoá các hình thức câu hỏi, hình thức trắc nghiệm phổ biến hiện nay là trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài ra có trắc nghiệm đúng sai, đối chiếu cặp đôi, điền vào chỗ trống, trả lời ngắn….Giáo viên cũng cần thiết kế số lượng, hình thức và đáp án để giảm tối đa tỉ lệ đoán mò, ngẫu nhiên đúng trong bài làm của học sinh. Yêu cầu với đáp án đề kiểm tra là: phần trắc nghiệm phải rõ ràng còn phần tự luận cần có độ mở nhất định để học sinh phát huy tối đa sự sáng tạo của mình. Cuối cùng là việc xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá. Giáo viên dựa vào kết quả kiểm tra để xác định lỗi riêng lẻ và lỗi phổ biến, lỗi ngẫu nhiên và lỗi có tính hệ thống của học sinh, tìm nguyên nhân gây lỗi để đi đến quyết định việc điều chỉnh quá trình dạy học, hiệu quả của sự điều chỉnh này cần được đánh giá qua một bài kiểm tra khác. Từ việc tìm hiểu và trình bày về phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở trường THPT, chúng tôi khẳng định: Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là rất cần thiết và có tác dụng tích cực giúp học sinh hình thành, hoàn thiện và nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, viết, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Điều này tạo điều kiện cho các em hoà nhập với xã hội, có năng lực giao tiếp xã hội đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Vì thế, quan điểm này được quán triệt và thể hiện trong việc dạy học các bài thiên về cung cấp kiến thức và kĩ năng mới. Việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm này rất phù hợp, phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của học sinh. Nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo mục tiêu chung của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát