Tình thái khách quan

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 27 - 28)

6. Bố cục luận văn

1.1.1.2.2.3. Tình thái khách quan

Tình thái khách quan cũng nêu nhận xét, đánh giá về sự việc được phản ánh trong câu nhưng ở góc độ khách quan. Khách quan được hiểu là các tiêu chí được dùng để nhận xét, đánh giá phải dựa vào chính thực tế khách quan và có thể dùng để kiểm tra tính đúng - sai của sự đánh giá.

Tính khách quan thường được chia thành hai loại:

a. Tình thái khẳng định

Tình thái khẳng định - chính xác hơn là tình thái khẳng định mang tính khách quan - là sự thừa nhận, xác nhận sự việc nêu trong câu là đúng, là có thực trong thực tế khách quan.

Loại tình thái này thường được biểu thị bằng các biểu thức tình thái như:

đúng, đúng là, sự thật là, đúng thế thật, chỉ có…mới, …

(79) Sự thật là từ mùa thu năm 1940 nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa...

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

Phủ định được chia thành phủ định miêu tả và phủ định bác bỏ. - Phủ định miêu tả

Phủ định miêu tả là kể lại, thuật lại sự việc, hiện tuợng nào đó không mang đặc trưng quan hệ X (hay Y). Biểu thức dùng để phủ định miêu tả thường là:

không, chƣa, chẳng, chả…

(80) Hoa hải đường rạng rỡ nồng nàn, nhưng không có vẻ gì là yểu điệu thục nữ, cánh hoa khum khum như muốn phong lại cái nụ cười má núm đồng tiền.

(Hoàng Phủ Ngọc Tường)

(81) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

(Vũ Tú Nam) - Phủ định bác bỏ

Bác bỏ là dùng biểu thức phủ định để phản bác, không thừa nhận ý kiến đánh giá, nhận xét của người khác về sự việc được nêu trong câu. Biểu thức ngôn ngữ thường dùng để bác bỏ là: đâu, đâu phải, đâu có, không phải, mà, bao giờ, không bao giờ, đời nào, gì, tội gì, không hề

(82) Ối chao, sớm với muộn mà có ăn thua gì.

(Thạch Lam, Hai đứa trẻ) (83) Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung.

(Nguyễn Đình Chiểu, VTNSCG)

1.1.2. Nghĩa của câu trong hoạt động giao tiếp

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 27 - 28)