6. Bố cục luận văn
1.2.2.4. Kiểm tra, đánh giá
Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý tư liệu, là cơ sở để xác định, nhìn nhận thực trạng một cách khách quan, từ đó điều chỉnh quá trình dạy học. Chúng ta phải xác định: đánh giá là công cụ quan trọng, chủ yếu để điều chỉnh quá trình dạy và học, là động lực để đổi mới phương pháp dạy học, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục. Kiểm tra chính là phương tiện để đánh giá quá trình dạy học.
Việc kiểm tra, đánh giá theo quan điểm giao tiếp có thể nhằm nhiều mục đích khác nhau như kiểm tra để theo dõi, cải tiến hoạt động dạy học hoặc để lưu lại kết quả học tập của học sinh sau khi học, để biết mức độ nắm vững kiến thức hoặc để biết năng lực thực hành của học sinh… Nhưng trọng tâm là kiểm tra khả năng sử dụng tiếng Việt vào giao tiếp của học sinh. Tùy mục đích, giáo viên đưa ra nội dung và hình thức kiểm tra cho phù hợp.
Nội dung kiểm tra đánh giá như đã nói cần dựa trên mục tiêu môn học và mục đích kiểm tra, đánh giá. Theo quan điểm giao tiếp, nội dung kiểm tra, đánh giá ở bậc PTTH phải hướng vào tri thức và kĩ năng giao tiếp, đặc biệt lưu ý dành cho kĩ năng giao tiếp số lượng lớn câu kiểm tra, đánh giá, những câu hỏi thiên về kiểm tra tri thức tiếng Việt cũng nên thiên về cách thức sử dụng tiếng Việt như thế nào.
Từ mục đích và nội dung như trên, hình thức kiểm tra đánh giá theo quan điểm giao tiếp cần có nhiều hình thức khác nhau như kiểm tra bằng vấn đáp, bằng quan sát trực tiếp của giáo viên, bằng kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận chủ quan. Như vậy có nghĩa là giáo viên không chỉ quan tâm đến kiểm tra cuối năm, cuối kì mà cần chú ý đến việc kiểm tra thường xuyên, trong suốt quá trình học tập của học sinh. Đối với đề bài kiểm tra theo quan điểm giao tiếp, phần
dùng trắc nghiệm khách quan thay thế, vì nó thể hiện rõ nhất năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh; với phần trắc nghiệm khách quan, giáo viên cần đa dạng hoá các hình thức câu hỏi, hình thức trắc nghiệm phổ biến hiện nay là trắc nghiệm nhiều lựa chọn, ngoài ra có trắc nghiệm đúng sai, đối chiếu cặp đôi, điền vào chỗ trống, trả lời ngắn….Giáo viên cũng cần thiết kế số lượng, hình thức và đáp án để giảm tối đa tỉ lệ đoán mò, ngẫu nhiên đúng trong bài làm của học sinh. Yêu cầu với đáp án đề kiểm tra là: phần trắc nghiệm phải rõ ràng còn phần tự luận cần có độ mở nhất định để học sinh phát huy tối đa sự sáng tạo của mình. Cuối cùng là việc xử lí kết quả kiểm tra, đánh giá. Giáo viên dựa vào kết quả kiểm tra để xác định lỗi riêng lẻ và lỗi phổ biến, lỗi ngẫu nhiên và lỗi có tính hệ thống của học sinh, tìm nguyên nhân gây lỗi để đi đến quyết định việc điều chỉnh quá trình dạy học, hiệu quả của sự điều chỉnh này cần được đánh giá qua một bài kiểm tra khác. Từ việc tìm hiểu và trình bày về phương pháp dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở trường THPT, chúng tôi khẳng định: Dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là rất cần thiết và có tác dụng tích cực giúp học sinh hình thành, hoàn thiện và nâng cao khả năng nghe, nói, đọc, viết, các kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Điều này tạo điều kiện cho các em hoà nhập với xã hội, có năng lực giao tiếp xã hội đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Vì thế, quan điểm này được quán triệt và thể hiện trong việc dạy học các bài thiên về cung cấp kiến thức và kĩ năng mới. Việc dạy học tiếng Việt theo quan điểm này rất phù hợp, phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của học sinh. Nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đảm bảo mục tiêu chung của giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện”.