Nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 98 - 119)

6. Bố cục luận văn

3.4. Nội dung thực nghiệm

Chúng tôi xây dựng hai giáo án thực nghiệm :

- Giáo án 1: Bài Nghĩa của câu - tiết 1 (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2). - Giáo án 2: Bài Nghĩa của câu - tiết 2 (sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 2). Yêu cầu của giáo án thực nghiệm:

Giáo án thực nghiệm được xây dựng với mục đích cao nhất là hình thành cho học sinh kỹ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất. Để đạt được mục đích đó, giáo án thực nghiệm phải đạt được những yêu cầu cơ bản:

- Giáo án thực nghiệm phải được xây dựng nhằm phát huy khả năng và hình kĩ năng sử dụng tiếng Việt cho học sinh, phải thể hiện rõ quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.

- Giáo án thực nghiệm phải tuân thủ theo các bước sau:

+ Bước 1: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh làm quen và tự chiếm lĩnh tri thức mới của bài học.

+ Bước 2: Giáo viên tổ chức hướng dẫn học sinh củng cố tri thức bằng hoạt động thực hành, luyện tập, tạo lập các sản phẩm ngôn ngữ của riêng mình trên cơ sở những kiến thức lí thuyết vừa lĩnh hội (có thể thực hiện sau khi học sinh chiếm lĩnh từng nội dung cụ thể hoặc sau khi chiếm lĩnh nội dung của cả tiết học).

+ Bước 3: Củng cố bài học bằng những bài tập có tính chất tổng hợp nội dung tri thức của bài học. Kết thúc bài học giáo viên giao bài tập, củng cố và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà.

Giáo án 1 NGHĨA CỦA CÂU

(tiết 1)

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phân biệt và dễ nhận thấy của chúng

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

3. Thái độ

- Học sinh nhận thức được vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc học nghĩa của câu đối với hoạt động giao tiếp, đối với việc học văn và làm văn.

- Hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên: SGK, SGV, thiết kế bài giảng, máy chiếu projecter….

2. Học sinh: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo (nếu có) III. Phƣơng pháp dạy học

1. Theo hướng qui nạp, thông qua phân tích ngữ liệu thực tế để hình thành kiến thức, rút ra nhận xét, kết luận ở phần ghi nhớ.

2. Thực hành để mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Cần rèn luyện cả kĩ năng lĩnh hội, phân tích nghĩa và kĩ năng biểu hiện nghĩa bằng câu hỏi cụ thể trong văn bản.

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, bao quát phần chuẩn bị bài của học sinh 2. Kiểm tra bài cũ

Vào bài: Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể bằng các câu hỏi: khi tham gia vào hoạt động giao tiếp (nói, viết) các em thường tạo ra đơn vị ngôn ngữ nào? Khi nói hay viết các em có chú ý đến nội dung thông tin và sắc thái tình cảm đối với nội dung thông tin đó hay không? Nhận ra được nội dung sự việc và sắc thái tình cảm của người nói đối với sự việc đó có tác dụng gì đối với người nghe, nguời đọc…học sinh trả lời các câu hỏi đó. Giáo viên tổng kết và dẫn dắt đến kết luận: mỗi câu khi chúng ta nói hoặc viết thường bao giờ cũng có hai thành phần nghĩa. Thành phần nghĩa thứ nhất - nghĩa sự việc, thành phần nghĩa thứ hai – nghĩa tình thái. Tiết 1 bài Nghĩa của câu sẽ giúp chúng ta nắm được hai thành phần nghĩa của câu và tập trung tìm hiểu thành phần nghĩa thứ nhất - nghĩa sự việc cùng với những biểu hiện của nó ở trong câu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt HĐ 1: Hai thành phần nghĩa của

câu

- GV gọi HS đọc các ví dụ ở phần I trong SGK (yêu cầu đọc to, rõ ràng). - GV cho HS so sánh sự giống và khác nhau giữa các cặp câu ở ví dụ thông qua các câu hỏi:

- Các câu trong từng cặp câu, nếu phân theo cấu tạo ngữ pháp thì là hình thức của kiểu câu nào?

- Hai câu trong mỗi cặp câu có đề cập đến cùng một sự việc không? Sự việc trong từng cặp câu là gì?

I. Hai thành phần nghĩa của câu

1. Tìm hiểu các ngữ liệu (SGK, tr6)

2. Phân tích

- Giống:

+ Hình thức: đều là câu đơn

+ Nội dung: đều đề cập đến cùng một sự việc. Ở cặp câu a1/ a2 đều nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ƣớc có một gia đình nho nhỏ. Cặp câu b1/b2 đề cập đến

- Em hãy nhận xét về hình thức diễn đạt giữa các câu trong cặp câu a1/a2 và giữa các câu trong cặp câu b1/b2. - GV diễn giảng: các cặp câu đều đề cập đến cùng một sự việc, ngoài nội dung sự việc, các em còn thấy:

- Câu nào biểu lộ sự việc nhưng chưa tin tưởng chắc chắn đối với sự việc?

- Câu nào biểu lộ sự phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc?

- Câu nào thể hiện sự nhìn nhận và đánh giá bình thường của người nói đối với sự việc?

- Từ sự so sánh sự giống và khác nhau giữa các ngữ liệu, các em có nhận xét như thế nào về nghĩa của câu?

nói) - Khác

+ Hình thức: a1 có từ “Hình như”, b1 có từ “Chắc”.

+ Sắc thái ý nghĩa:

• Câu a1 kèm theo sự đánh giá chưa chắc chắn về sự việc.

• Câu b1 thể hiện sự đánh giá chủ quan của người nói về kết quả sự việc (sự việc có nhiều khả năng xảy ra).

• Câu a2 đề cập đến sự việc như nó đã xảy ra. Câu b2 chỉ đơn thuần đề cập đến sự việc.

3. Kết luận

- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa:

+ Nghĩa sự việc: đề cập đến một hoặc một vài sự việc.

+ Nghĩa tình thái: bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.

- Từ việc tìm hiểu các ví dụ, em có nhận xét gì về mối quan hệ của hai thành phần nghĩa?

- GV cho học sinh đọc ví dụ và phân tích ví dụ sau: Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà !

- Ví dụ này gồm có mấy câu?

Ở câu thứ nhất: Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả.

+ Nghĩa sự việc của câu chủ yếu được biểu hiện ở những từ ngữ nào?

+ Thái độ ngạc nghiên của người nói khi phát hiện ra sự thật về việc “y văn võ đều có tài cả” được thể hiện ở từ ngữ nào?

+ Ở ví dụ này, người nói còn tỏ thái độ kính cẩn đối với người nghe thông qua các từ ngữ nào?

Ở câu thứ hai: Chà chà!

+ Các em có thể tìm được nghĩa sự việc trong câu không? Vì sao?

+ Câu chỉ có thành phần nghĩa nào?

- Mối quan hệ: trong mỗi câu, hai thành phần nghĩa trên hoà quyện với nhau và không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái. Ngay cả ở những câu không có từ ngữ riêng thể hiện nghĩa tình thái thì nghĩa tình thái vẫn tồn tại trong câu. Đó là tình thái khách quan trung hòa (như các câu a2, b2 trên đây).

+ Em hãy nêu nội dung biểu đạt của thành phần nghĩa tình thái thông qua từ ngữ cảm thán “chà chà”.

- Em rút ra được điều gì sau khi phân tích câu thứ hai của ví dụ?

- Kết thúc phần này GV cho HS khái quát lại kiến thức. GV có thể hỏi thêm: Trong giao tiếp hằng ngày, các em có đề cập đến sự việc vào trong lời nói không? Có thể hiện thái độ đối với sự việc và đối với người nghe không? - Gọi từ một đến hai học sinh đặt câu.

- Có những truờng hợp câu chỉ có nghĩa tình thái. Đó là khi câu chỉ cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán.

HĐ 2: Nghĩa sự việc

- GV diễn giảng: NSV (hay còn gọi là nghĩa miêu tả, nghĩa biểu hiện) là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến. Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó, câu cũng có những nghĩa sự việc khác nhau. Ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc như sau.

- GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm phân tích các ngữ liệu của một

II. Nghĩa sự việc

1. Phân biệt một số nghĩa sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc.

gồm hai bước:

+ Bước 1: phân tích nội dung nghĩa sự việc

+ Bước 2: phân tích các thành phần biểu hiện nghĩa sự việc.

- Dùng phiếu học tập có ghi sẵn các ví dụ và câu hỏi cho từng ví dụ để nhằm mục đích làm nổi bật loại nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc. Ví dụ: Phiếu số 1: Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ những ngƣời đi đƣa.

+ Hãy chỉ ra đối tượng được đề cập đến trong câu.

+ Đối tượng được nói tới đóng vai trò là thành phần ngữ pháp nào trong câu? + Ví dụ đã diễn tả hành động gì của đối tượng? Hành động đó có phải là sự việc được nhắc tới trong câu hay không?

+ Nghĩa sự việc được biểu hiện nhờ thành phần ngữ pháp nào của câu? (tương tự là các phiếu còn lại) - GV phát phiếu học tập:

+ P1: Câu biểu hiện hành động - N1 + P2: Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm - N2

+ P5: Câu biểu hiện sự tồn tại - N5 + P6: Câu biểu hiện quan hệ - N6 - HS thảo luận nhóm trong khoảng 7 phút, cử đại diện trình bầy. Cả lớp theo dõi và tranh luận (nếu cần).

- GV trình chiếu ngữ liệu trên máy chiếu để cho cả lớp theo dõi.

- Sau phần trình bày của mỗi nhóm, GV nhận xét và đưa ra kết luận đó là loại nghĩa sự việc và câu biểu hiện nghĩa sự việc nào.

- Thông qua các ví dụ đã tìm hiểu, các em hãy cho biết nghĩa sự việc của câu được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nào? (phần này cần tiến hành nhanh gọn).

- GV yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức: Qua tìm hiểu hai thành phần

- Câu biểu hiện hành động

- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

- Câu biểu hiện quá trình - Câu biểu hiện tư thế - Câu biểu hiện sự tồn tại - Câu biểu hiện quan hệ

2. Các thành phần biểu hiện nghĩa sự việc

- Nghĩa sự việc của câu thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngũ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác.

- Một câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.

nghĩa sự việc, em có thể trình bày những hiểu biết của em về thành phần nghĩa sự việc của câu?

- GV dành 4 phút: gọi hai học sinh lên bảng, học sinh ngồi dưới lớp đặt câu thể hiện hai thành phần nghĩa hoặc đặt câu theo yêu cầu: đặt câu thể hiện hành động, sự tồn tại…để kiểm tra mức độ hiểu bài và rèn kĩ năng viết. Bài làm phải thể hiện ra giấy. GV thu bài và kiểm tra nhận xét bài của học sinh làm trên bảng.

HĐ 3: Luyện tập

Bài tập 1: GV cho học sinh đọc bài tập và yêu cầu học sinh nêu yêu cầu của bài tập.

- Ngữ liệu của bài tập là bài thơ “Thu điếu”. GV trình chiếu bài thơ trên máy chiếu projecter.

- GV cho HS suy nghĩ và gọi HS lần lượt tìm ra nghĩa sự việc trong từng câu thơ.

III. Luyện tập

Bài tập 1

- Câu 1: biểu hiện hai sự việc: trạng thái

ao thu lạnh lẽo và đặc điểm nƣớc trong veo.

- Câu 2: biểu hiện đặc điểm: thuyền - . - Câu 3: biểu hiện một sự việc - quá trình:

sóng - gợn.

- Câu 4: biểu hiện một sự việc - quá trình:

Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu và xác

định yêu cầu của bài tập. Tất cả các ngữ liệu có trong bài tập sẽ được trình chiếu trên máy chiếu projecter.

- Gọi học sinh trả lời yêu cầu bài tập.

tầng mây - lơ lửng và đặc điểm trời xanh ngắt.

- Câu 6: biểu hiện hai sự việc: đặc điểm

ngõ trúc quanh co và trạng thái khách vắng teo.

- Câu 7: biểu hiện hai sự việc: tư thế tựa gối, buông cần và trạng thái lâu chẳng đƣợc.

- Câu 8: biểu hiện một sự việc – hành động cá - đớp.

- NTT của tất cả các câu là: thái độ trung hoà, khách quan của người viết đối với sự việc được miêu tả.

Bài tập 2

a. NTT thể hiện ở các từ kể, thực, đáng. Các từ ngữ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc. Nghĩa tình thái: công nhận sự danh giá là có thực nhưng chỉ thực ở một phương diện nào đó (từ kể), còn ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.

b. Từ tình thái có lẽ thể hiện một phỏng đoán chỉ mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn về sự việc (cả hai chọn nhầm nghề).

c. Câu có hai nghĩa sự việc và hai nghĩa tình thái.

- Sự việc thứ nhất: họ cũng phân vân nhƣ mình. Sự việc này cũng chỉ được phỏng

Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu và xác định yêu cầu của bài tập. Tất cả các ngữ liệu có trong bài tập sẽ được trình chiếu trên máy chiếu projecter.

- Gọi học sinh trả lời yêu cầu bài tập.

nhƣ).

- Sự việc thứ hai: mình cũng không biết rõ con gái mình có hƣ hay là không. Người nói nhấn mạnh bằng ba từ tình thái đến chính ngay (mình).

Bài tập 3

- Cần chọn từ tình thái để điền vào chỗ trống. Chú ý đến sự phù hợp với phần nghĩa sự việc: nói đến một người có nhiều phẩm chất tốt (biết kính mến khí phách, biết tiếc, biết trọng ngƣời có tài) thì không phải là người xấu. Ở đây chỉ có thể là tình thái khẳng định mạnh mẽ, cho nên cần chọn từ hẳn.

HĐ 4

4. Củng cố và giao bài tập về nhà

- GV khái quát lại kiến thức của bài. - GV ra bài tập cho HS về nhà làm:

Bài tập 1: Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ của bài thơ Bánh trôi nƣớc (Hồ Xuân Hương).

Bài tập 2: Đặt câu thể hiện nghĩa sự việc biểu thị hành động, trạng thái, đặc điểm, quá trình, tư thế, sự tồn tại, quan hệ.

Giáo án số 2 NGHĨA CỦA CÂU

(tiết 2)

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức

- Nhận thức được hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phân biệt và dễ nhận thấy của chúng

2. Kĩ năng

- Có kĩ năng phân tích lĩnh hội nghĩa của câu và kĩ năng đặt câu thể hiện được các thành phần nghĩa một cách phù hợp nhất.

3. Thái độ

- Học sinh nhận thức được vai trò, vị trí, ý nghĩa của việc học nghĩa của câu đối với hoạt động giao tiếp, đối với việc học văn và làm văn.

- Hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, làm cho tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Một phần của tài liệu dạy học nghĩa của câu cho học sinh lớp 11 theo quan điểm giao tiếp (Trang 98 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)