Để khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả tiến hành như sau:
Bước 1: Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia (xem phụ lục 1) Bước 2: Lựa chọn chuyên gia.
Sau khi xây dựng xong phiêu trưng cầu ý kiến và triển khai tại tất cả các trường Trung học cơ sở trong toàn huyện nghiên cứu, áp dụng, cuối năm học, tác giả lựa chọn, lấy ý kiến của 39 đồng chí là chuyên viên văn phòng giáo dục, hiệu trưởng, hiệu phó và tổ trưởng chuyên môn là những người đã và đang trực tiếp làm công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG, là những người có thâm niên, có kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhiệt tình công tác để lấy ý kiến.
Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng tác giả đã triển khai tới các trường nghiên cứu áp dụng từ đầu năm học, cuối năm học, đến từng trường gặp gỡ từng người trao đổi trực tiếp, đồng thời phỏng vấn sâu các đồng chí hiệu trưởng về các biện pháp đề xuất đã được triển khai ở trường, xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập bằng phiếu trưng cầu ý kiến theo 2 lĩnh vực:
- Nhận thức về mức độ cần thiết của 7 biện pháp chúng tôi đề xuất ở 3 mức độ:
+ Rất cần thiết; + Cần thiết; + Không cần thiết - Nhận thức về tính khả thi của 7 biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: + Rất khả thi; + Khả thi + Không khả thi
Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành mã hóa điểm ở các mức độ sau:
Mức độ 2: Cần thiết và khả thi cho 2 điểm;
Mức độ 3: Không cần thiết; Không khá thi cho 1 điểm.
Lập bảng thống kê điểm trung bình cho tất cả các biện pháp đã được khảo sát, xếp thứ bậc và đưa ra nhưng kết luận.