2.5.1.1. Thành công
Qua kết quả phân tích trên đây cho thấy quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng trong các trường Trung học cơ sở trên địa bàn huyện Bình Liêu, nhìn chung đã đạt kết quả tương đối tốt thể hiện:
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG đã trở thành yêu cầu bắt buộc hằng năm trước khi bước vào năm học mới;
Cơ bản đã phát huy tính tự giác, trách nhiệm của giáo viên trong nhà trường thực hiện nghiêm túc qui chế chuyên môn, hồ sơ giáo án đầy đủ tương đối có chất lượng, việc kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, công bằng…; Việc quản lý, sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học góp phần thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông tương đối nghiêm túc, đã khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất để có đủ phòng thiết bị, thư viện và phòng học bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Các nhà trường đã thực hiện tốt công cuộc vân động “Kỷ cương - tình thương - trách nhiệm” trong chỉ đạo bồi dưỡng HSG. Đa số cán bộ giáo viên đã có ý thức tốt trong công việc của mình thực sự trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Công tác thi đua khen thưởng đã có những đổi mới thiết thực nhằm động viên tốt thầy và trò góp phần thúc đẩy phong trào dậy và học ở mỗi nhà trường.
2.5.1.2. Hạn chế
Tuy nhiên, qua phân tích đã bộc lộ một số hạn chế, nếu được khắc phục kịp thời sẽ tạo sự đồng bộ trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của Hiệu trưởng đó là:
Việc duyệt kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG vào tuần 1,2 hàng năm của hiêu trưởng còn hình thức, chưa có chất lượng, nhiều khi không tạo định hướng cho giáo viên. Đôi khi việc chỉ đạo, duy trì thực hiện kế hoạch không được thường xuyên trong suốt năm học;
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng thăm lớp dự giờ còn rất ít, thậm chí không dự. Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra đánh giá học sinh còn rất ít, không thường xuyên kiểm tra hồ sơ, mà khoán cho phó hiệu trưởng, dẫn đến không sâu sát trong chỉ đạo quản lý thực hiện kế hoạch;
Việc ủy quyền cho tổ trưởng kí duyệt giáo án, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra hồ sơ chuyên môn và kiểm tra việc thực hiện sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên chưa có hiệu quả, còn hình thức dẫn đến không phát huy được khả năng trách nhiệm của mình trong công việc quản lý;
Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, chuyên đề bồi dưỡng hàng năm còn hình thức, chưa phát huy tác dụng thực sự trong việc nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn trong giảng dạy, trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG ở mỗi nhà trường.