Tổ chức tốt công tác thi đua khen thưởng đối với giáo viên, học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 88)

thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập

3.2.8.1. Mục tiêu của biện pháp

Tạo động lực cho giáo viên và học sinh nhằm thúc đẩy tốt hơn nữa công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG ở các nhà trường, qua đó khẳng định được vị thế của mỗi nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục.

3.2.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Thi đua - khen thưởng phải kịp thời, tránh hình thức trong triển khai các phong trào thi đua, bình xét phải công bằng, khách quan, dựa trên những tiêu chí tiêu chuẩn cụ thể, hợp lý;

Thi đua phải gắn liền với khen thưởng tạo thành động lực thúc đẩy phong trào. Các phong trào thi đua đều phải gắn với mục tiêu của nhà trường là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, học tập và tu dưỡng của học sinh, xây dựng nề nếp, kỷ cương trong nhà trường;

Xây dựng quy chế khen thưởng rõ ràng; cần đặt ra chỉ tiêu thi đua, mức khen thưởng cụ thể ngay từ đầu năm học và phải thực thi khi có kết quả học sinh giỏi. Đối với học sinh giỏi cùng với phần thưởng của Sở trao tặng cần có phần thưởng của Huyện của Trường, và kèm theo giấy Chứng nhận. Có như vậy mới tác động tới toàn cộng đồng đặc biệt là cha mẹ học sinh. Đối với giáo viên có học sinh giỏi thì các cấp Sở, Phòng và trường cũng cần có phần thưởng xứng đáng;

Tổ chức lễ biểu dương khen thưởng tại những địa điểm thật long trọng và ý nghĩa, tạo không khí trang nghiêm, nhiều cảm xúc; Công tác thi đua, khen thưởng dù nhỏ như vậy nhưng đã góp phần rất lớn để động viên khuyến khích sự cố gắng của nhà trường, giáo viên, học sinh.

3.2.8.3. Các điều kiện thực hiện

Đội ngũ cán bộ quản lý, các tổ chức chính trị trong và ngoài nhà trường, giáo viên và học sinh phải hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của công tác thi đua khen thưởng;

Phải có tiểu ban thi đua khen thưởng gồm các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chức công đoàn, Đoàn đội, Ban cha mẹ học sinh…; Tiểu ban phải có quy chế hoạt động rõ ràng, có theo dõi, đánh giá chi tiết, công tâm, đảm bảo động viên kịp thời;

Kế hoạch thi đua khen thưởng của nhà trường phải được hội đồng sư phạm nhà trường nhất trí cao, được tuyên truyền rộng rãi tới mọi tổ chức, mọi người dân, các doanh nghiệp,…; Qua đó kêu gọi được sự quan tâm của mọi người dân, các tổ chức cùng tham gia hỗ trợ, đóng góp trí lực, vật lực.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)