Nguyên nhân thành công, hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 121)

2.5.2.1. Nguyên nhân thành công

Để có sự thành công trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng các trường THCS, cần sự huy động tổng hợp của nhiều yếu tố khách quan, chủ quan của chủ thể quản lý, đối tượng và khách thể quản lý cũng như môi trường luôn biến động phức tạp để tạo thành, trong đề tài tác giả đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Do có sự chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu, có qui định cụ thể về hồ sơ của quản lý, của công tác bồi dưỡng và thường xuyên có tổ chức kiểm tra, thanh tra;

Đội ngũ cán bộ quản lý từ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn đều nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa trong việc thực hiện kế hoạch, trách nhiệm của từng người trong việc thực hiện nhiệm vụ;

Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo và năng lực sư phạm, có ý thức phấn đấu tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời có trách nhiệm trong giảng dạy cũng như thực hiện nhiệm vụ của người thầy giáo;

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương các cấp, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trường học, nên cơ sở vật chất của nhà trường trung học cơ sở về cơ bản đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động dạy và học, trang thiết bị được đầu tư tương đối đầy đủ phục vụ tốt cho giảng dạy và học tập của học sinh.

2.5.2.2. Nguyên nhân hạn chế

Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG có hiệu quả, phải tìm được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế như đã đề cập trên đây qua phân tích chúng ta thấy những hạn chế cơ bản là:

Việc phê duyệt kế hoạch và theo dõi, kiểm tra thực hiện trong suốt năm của hiệu trưởng chưa thành nề nếp. Công việc này đòi hỏi trước hết sự quan tâm của hiệu trưởng phải trực tiếp duyệt, có định hướng rõ ràng từng bước, thực tế hiện nay do nhà trường có nhiều công việc, nên hiệu trưởng không trực tiếp làm mà ủy quyền cho phó hiệu trưởng, dẫn đến hiệu trưởng không sâu sát, việc duy trì các hoạt động thường xuyên trong suốt năm học bị sao nhãng, kém hiệu quả;

Việc sinh hoạt chuyên đề nâng cao, dự giờ bồi dưỡng hầu hết hiệu trưởng hiệu phó không dự cùng, vì họ cho đây là việc của tổ, nhóm chuyên môn, hiệu trưởng chủ yếu quan tâm đến việc lớn của trường, ủy quyền chuyên môn cho hiệu phó, nhưng hiệu phó lại ủy quyền tiếp cho tổ trưởng, dẫn đến chất lượng bồi dưỡng chuyên môn chưa cao. Do đó cần có phương pháp quản lý của hiệu trưởng để quan tâm sâu sát hơn, thường xuyên nghiên cứu chương trình giảng dạy của cấp học, có sự tham gia trực tiếp chỉ đạo hoạt động chuyên môn nhiều hơn;

Việc ủy quyền cho tổ trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên không có hiệu quả;

Việc tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm trong cán bộ quản lý, trong giáo viên còn hình thức, không có giá trị đích thực trong các nhà trường. Có thể do qui định khắt khe, yêu cầu cao quá của bản sáng kiến kinh nghiệm về thể thức bài viết, hoặc do nhà trường chưa lập được hội đồng khoa học có tính thuyết phục nên không phân biệt được người làm thật, người khôn làm thật. Như vậy cần đến sự chỉ đạo quyết liệt và gương mẫu của hiệu trưởng nhà trường.

Kết luận chƣơng 2

Trong Chương 2 chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về chất lượng giáo dục và đào tạo huyện Bình Liêu, thực trạng hoạt động quản lý và bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả bồi dưỡng. Phân tích kỹ lưỡng về quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, những nguyên nhân làm lên những thành công, nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, yếu kém trong quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi.

Kết quả nghiên cứu của việc quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng HSG ở các trường THCS trên địa bàn huyện Bình Liêu đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý luận của chương 1.

Thông qua khảo sát 93 ý kiến của chuyên viên phòng giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên các trường THCS trên địa bàn cho thấy: Một số biện pháp đã được triển khai, một số biện pháp thực hiện khá tốt cần được phát huy, một số biện pháp được đánh giá ở mức độ bình thường, song một số biện pháp chưa được quan tâm và cụ thể hóa.

Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về vai trò, trách nhiệm đúng đắn, tương đối đầy đủ trong dạy học ở nhà trường, từ đó việc thực nhiệm vụ của mỗi giáo viên đã được thực hiện tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Hiệu trưởng các trường THCS đã sử dụng các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, nhìn chung đã đạt được hiệu quả nhất định trong thực hiện nhiệm vụ dạy học ở các nhà trường. Tuy nhiên mức độ thực hiện và mức độ tác dụng của các biện pháp còn ở mức độ thấp hơn so với mức độ nhận thức, việc sử dụng các pháp quản lý chưa được đồng bộ nên chưa pháp huy tác dụng tối đa của các biện pháp.

Mức độ ảnh hưởng của các yêu tố đến quản lý chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng HSG là khá cao. Bên cạnh các yếu tố ảnh hưởng tích cực, còn nhiều yếu tố ảnh hưởng chưa tốt đến hoạt động, làm cho hiệu quả công việc chưa cao. Trên cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG và kết quả điều tra, phân tích thực trạng là cơ sở thực tiễn gợi mở cho việc đề xuất, hoàn thiện biện pháp quản lý đối với hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường THCS huyện Bình Liêu tại chương 3 của đề tài này.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI CÁC TRƢỜNG THCS HUYỆN BÌNH LIÊU, TỈNH QUẢNG NINH 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Mục đích ở đây chính là tìm ra các biện pháp quản lý hữu hiệu nhằm quản lý tốt công tác bồi dưỡng HSG ở các trường THCS huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh. Để thực hiện được mục đích trên, các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đồng thời, chúng phải hướng đến việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS huyện Bình Liêu.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, tính thực tiễn: Các biện pháp quản lý

đảm bảo tính kế thừa những biện pháp truyền thống đã có, được tổng kết từ thực tiễn hoạt động của hoạt động bồi dưỡng qua các thời điểm pháp triển kinh tế, xã hội của địa phương. Các biện pháp phải thể hiện cụ thể hóa chủ trương của Đảng, đường lối chính sách của nhà nước, phù hợp với tình hình thực tế của ngà

. Các biện pháp đưa ra phải hướng đến mục tiêu phát huy những mặt mạnh của giáo viên và công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng của nhà trường hiện nay, khắc phục những tồn tại trong quản lý nhằm phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ của mỗi nhà trường trong giai đoạn mới.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học, có các bước tiến hành cụ thể, chính xác, các biện pháp bảo tính khoa học, có các bước tiến hành cụ thể, chính xác, các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện rộng rãi phổ biến trên địa bàn, được điều chỉnh kịp thời ngày càng hoàn thiện.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ: Xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến yếu tố tác quản lý, đảm bảo tính đồng bộ của các biện pháp phải chú ý đến yếu tố tác động giữa các biện pháp, khi thực hiện đồng bộ các biện pháp sẽ phát huy được thế mạnh của từng biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng HSG góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và GV về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi dưỡng học sinh giỏi

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí xác định rõ tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà trường và sẽ góp phần nâng cao giá trị, văn hóa và chất lượng giáo dục đào tạo của trường.

- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí của trường cũng như đội ngũ giáo viên hiểu nâng cao vai trò trách nhiệm của người thầy giáo trong nhà trường là người cung cấp tri thức, định hướng cho học sinh tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, phát triển nhân cách.

- Giúp giáo viên có động cơ, ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với những đổi mới hiện nay, đáp ứng những đòi hỏi chiếm lĩnh tri thức mới của học sinh.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Quán triệt các Nghị quyết của Đảng và nhà nước, Quy định của ngành Giáo dục và đào tạo và của nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc thù của trường.

- Nhà trường muốn nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, muốn khẳng định vị thế - uy tín- chất lượng của mình ở địa phương và trong khu vực trước tiên chúng ta phải chú trọng đến vấn đề đội ngũ cán bộ quản lý và giáo

chính trị đối với CBQL, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có chí hướng cầu tiến bộ.

Để thực hiện được điều đó, cần thực hiện các công việc sau:

- Đối với cán bộ quản lý: Tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện cơ cấu đầy đủ số lượng; rà soát và tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo cử các CBQL tham gia các lớp trung cấp chính trị, lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước về giáo dục. Đồng thời tăng cường trao đổi về nghiêp vụ quản lý, tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu giáo dục của nhà trường giữa các đồng chí quản lý để tìm được tiếng nói chung, sự đồng thuận và học hỏi lẫn nhau giữa các đồng chí quản lý trong nhà trường.

- Đối với giáo viên:

+ Hiệu trưởng nhà trường cần tuyên truyền sâu rộng cho giáo viên trong nhà trường hiểu được tầm nhìn, sứ mạng, giá trị, văn hóa nhà trường, đặc biệt là giá trị của hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi để mỗi giáo viên nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình trong hoạt động giảng dạy phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Rà soát lại toàn bộ số lượng giáo viên của nhà trường về: Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng truyền thụ, kinh nghiệm dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Để từ đó có kế hoạch, lập dự trù kinh phí kịp thời và có giải pháp tối ưu, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhất công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

+ Tạo mọi điều kiện để đội ngũ giáo viên có cơ hội tham gia học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao đổi, tích lũy kinh nghiệm,... phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng có hiệu quả hơn.

3.2.2. Tăng cường công tác kế hoạch trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Quản lý kế hoạch hoạt động bồi dưỡng HSG để có cách nhìn tổng quát về hướng phát triển về bồi dưỡng HSG và tạo cho các cấp quản lý và GV khả năng xây dựng kế hoạch quản lý và dạy học khoa học. Tăng cường kỷ cương, nền

nếp trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch hoạt động chung của nhà trường theo tuần, tháng, học kỳ và cả năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường. Chỉ chỉ đạo tốt việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của các bộ phận chuyên môn và các cá nhân, tập chung vào các kế hoạch chuyên đề có liên quan như:

- Xây dựng kế hoạch chung của nhà trường, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của giáo viên theo kế hoạch bồi dưỡng, và tuân thủ các qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo, &ĐT và Phòng GD&ĐT;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể về sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo phân phối chương trình;

- Xây dựng kế hoạch cụ thể để kiểm tra đột xuất, kiểm tra toàn diện giáo viên của nhà trường trong cả năm học;

Hiệu trưởng phải chỉ đạo quyết liệt tổ, nhóm chuyên môn hàng năm lập kế hoạch bồi dưỡng theo trình tự cụ thể và thực hiện các chức năng của nhà quản lý.

Hướng dẫn xây dựng và quản lý việc thực hiện kế hoạch cá nhân, soạn giảng của giáo viên (kế hoạch cá nhân dạy chuyên đề, tự chọn, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, sử dụng đồ dùng dạy học, thiết bị dạy học đúng, đủ theo các tiết trong phân phối chương trình, soạn giáo án theo phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng và sách giáo khoa, thảo luận các bài soạn khó, viết sáng kiến kinh nghiệm về nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi…);

Việc thực hiện quản lý và xây dựng kế hoạch của hiệu trưởng được chia theo các giai đoạn sau:

* Giai đoạn Tiền kế hoạch

Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch hóa thường diễn ra ngay sau khi kết thúc năm học trước. Hiệu trưởng khi tổng kết năm học phải chuẩn bị cho năm học mới: Phác thảo hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, phần ưu tiên, sơ bộ định chuẩn đánh giá; Phác thảo những biện pháp lớn, tính toán tiềm năng của nguồn dự trữ và lòng mong muốn chủ quan; Sơ thảo bản kế hoạch thô đưa ra lấy ý kiến trong lãnh đạo, xin ý kiến cấp trên về vấn đề chiến lược. Giai đoạn này được tiến hành từ tháng 6,7,8 hàng năm.

* Giai đoạn Kế hoạch hóa

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý, có chức năng cơ bản là: Từ trạng thái xuất phát của nhà trường, căn cứ vào tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của đơn vị (những trạng thái trung gian), vạch rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động và hệ thống các biện pháp lớn, nhỏ nhằm đưa hệ đến trạng thái mong muốn vào cuối năm học mới. Như vậy bản kế hoạch gồm:

- Mô hình dự báo của nhà trường khi kết thúc năm học mới.

- Chương trình hoạt động của nhà trường trong năm học mới (bao gồm cả mục đích, nội dung, phương pháp trong sự thống nhất).

Việc thực hiện bản kế hoạch là quyết định chất lượng quản lý. Do đó hiệu trưởng nhà trường phải tiến hành theo hai bước cơ bản là: Soạn thảo kế hoạch và duyệt nội bộ có như vậy thì bản kế hoạch sẽ có tính khả thi cao hơn.

Để soạn thảo kế hoạch được tốt thì hiệu trưởng trên cơ sở dự báo mục

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)