Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)

học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

Để đánh giá các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1, mẫu 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.15: Các yếu tố chủ quan ảnh hƣởng đến việc quản lý

TT Các yếu tố ảnh hƣởng

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc 1

Nhận thức của hiệu trưởng về vị trí, vai trò trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG trong trường THCS

36 2,80 1 54 2,92 1 90 2,91 1

2

Ảnh hưởng của hiệu trưởng đối kế hoạch bồi dưỡng HSG trong trường THCS

34 2,74 3 50 2,91 2 84 2,87 3

3 Các biện pháp quản lý hoạt động

bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng 35 2,78 2 52 2,90 3 87 2,88 2

4

Thời gian dành cho quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng

34 2,73 5 50 2,70 5 84 2,69 5

5

Mức độ ủy quyền của hiệu trưởng cho phó hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG.

34 2,75 4 48 2,86 4 82 2,82 4

2,76 2,86 2,83

Nhận xét: Kết quả bảng 2.15 cho thấy các yếu tố chủ quan có ảnh hưởng

lớn đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng với X 2,83; 5/5 bằng 100% các yếu tố đều có sự ảnh hưởng lớn, với X >2,7. Trong đó theo cán bộ quản lý thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn X 2, 76 so với giáo viên đánh giá là X 2,86. Đây cũng là cũng là hạn chế trong hoạt động quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS. Yếu tố nhận thức, quan điểm của hiệu trưởng được cho là ảnh hưởng nhất với X 2,91; Từ đó ta thấy chất lượng hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào vai trò điều hành, uy tín trong quản lý, chỉ huy của hiệu trưởng. Yếu tố thời gian dành cho công việc của hiệu trưởng được cho là mức

độ ảnh hưởng không nhiều với X 2, 69 cho thấy nếu có biện pháp quản lý tốt , khoa học thì dù thời gian của hiệu trưởng dành cho công việc ít nhưng hiệu quả công việc vẫn được duy trì tốt, không bị ảnh hưởng đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

2.4.2. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở

Để đánh giá các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở chúng tôi đã lập phiếu điều tra (phụ lục số 1, mẫu 1) lấy ý kiến 90 cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THCS, kết quả là:

Bảng 2.16: Các yếu tố khách quan ảnh hƣởng đến việc quản lý

TT Các yếu tố ảnh hƣởng

Cán bộ quản lý Giáo viên Chung

X Thứ bậc X Thứ bậc X Thứ bậc

1 Nề nếp, ý thức của giáo viên. 35 2,92 3 54 2,92 4 89 2,92 4

2 Trình độ đào tạo và năng lực

chuyên môn của giáo viên. 36 2,87 4 50 2,97 2 86 2,94 2

3 Mức độ tâm huyết, say mê với

nghề nghiệp của đội ngũ GV. 36 3,00 1 51 3,00 1 87 3,00 1

4 Đời sống kinh tế, hoàn cảnh gia

đình của đội ngũ giáo viên. 35 2,45 7 50 2,66 7 85 2,58 7

5

Khả năng chuyên môn của giáo viên và việc bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên.

36 2,87 4 49 2,92 4 85 2,91 5

6

Năng lực, trách nhiệm, tâm huyết với công việc quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng

35 2,95 2 49 2,94 3 84 2,94 2

7

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phòng học bộ môn của trường THCS theo yêu cầu giai đoạn hiện nay.

36 2,81 6 50 2,89 6 86 2,87 6

Nhận xét: Kết quả bảng 2.16 cho chúng ta thấy những yếu tố khách quan

có ảnh hưởng rất nhiều tới công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG của hiệu trưởng với X 2,88; 7/7 = 100% các yếu tố khách quan đều có mức độ ảnh hưởng lớn với X>2,5; Theo đánh giá của cán bộ quản lý (X 2,83) thì mức độ ảnh hưởng thấp hơn đánh giá của giáo viên (X 2,90), nhưng độ chênh lệch không đáng kể.

Yếu tố khách quan được cho là ảnh hưởng nhất đó là: “Tâm huyết nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên”với X_ = 3,00; khẳng định sự nhất trí cao giữa cán bộ quản lý và giáo viên khi đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố này đối với hoạt động bồi dưỡng HSG.

Yếu tố khách quan được đánh giá có ảnh hưởng ít hơn đó là: “Điều kiện mức sống của cán bộ giáo viên” với X_ = 2,58; Trong đó theo đánh giá của cán bộ quản lý (X_ =2,45) thì mức ảnh hưởng thấp hơn so với đánh giá của giáo viên (X_ = 2,66). Trong điều kiện cuộc sống xã hội hiện nay, với tình hình kinh tế xã hội huyện Bình Liêu mức lương của đội ngũ giáo viên, so với giá cả tiêu dùng trên địa bàn nghiên cứu, thì việc đánh giá của cán bộ giáo viên về mức độ ảnh hưởng của đời sống giáo viên, đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HSG như vậy là đảm bảo tính khách quan, tương đối chính xác.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi của hiệu trƣởng các trƣờng THCS huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường trung học cơ sở huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)